Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo ông Du, hiện tại, phần lớn điện thoại cao cấp của Samsung được lắp ráp ở Việt Nam nên được coi là “Made in Vietnam”. Tuy nhiên, cả tiếng và miếng mà Việt Nam có được rất khiêm tốn.
Nhìn phần từ chiếc iPhone “Made in China” mà Trung Quốc được hưởng có thể hình dung ra được phần của Việt Nam trong mỗi chiếc Galaxy, giá trị lao động chỉ là 1,8%.
“Vật liệu có thể có từ Trung Quốc nên phần của Trung Quốc trong chiếc iPhone có thể còn nhiều chứ Việt Nam hiện đang chỉ có công lắp ráp và cung cấp một số phần phụ trợ đơn giản như bao bì chẳng hạn”, ông Du cho hay.
Nhìn trong cơ cấu của chiếc iPhone, ông Du chỉ ra hai phần rất đáng chú ý. Thứ nhất, Apple hay Mỹ là người sở hữu ý tưởng nên được hưởng phần giá trị gia tăng lớn nhất (58,5%). Thứ hai, phần của Hàn Quốc được rất đáng kể (4,7%).
Phần của hai quốc gia nêu trên có được chủ yếu là nhờ khả năng đổi mới sáng tạo - nền tảng của sản phẩm mới.
Phần của Đài Loan chỉ có 0,5% nhưng thực ra là rất đáng kể do họ chỉ tổ chức sản xuất và thuê hàng trăm nghìn công nhân Trung Quốc và các nước khác lắp điện thoại theo hợp đồng mà họ có được.
“Tính ra, giá trị gia tăng mà một công nhân Việt Nam đi lắp điện thoại thuê cho Samsung mang về cho đất nước (và cho bản thân họ) hàng năm chỉ có mấy nghìn USD, trong khi một người quản lý Hàn Quốc là mấy trăm nghìn USD.
“Giá trị gia tăng mà hơn 100 nghìn người Việt Nam (một tỷ lệ rất lớn làm cu-li hay lao động giản đơn) đang ở Hàn Quốc tạo ra thấp hơn rất nhiều so với hơn 100 nghìn người Hàn Quốc ở Việt Nam (chủ yếu là làm chủ hoặc lao động có kỹ năng)”, ông Du bình luận.
Do vậy, ông Du cho rằng chìa khóa ở đây là tri thức, khả năng đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất chứ không phải là sản xuất ở đâu. Trong thời kỳ toàn cầu hóa và phân công lao động theo chuỗi giá trị hiện tài thì “made in” không còn nhiều ý nghĩa nữa.
“Việc cần phải làm thực chất với Việt Nam là nâng cao chất lượng giáo dục và khả năng nghiên cứu chứ không phải luôn miêng nói ra những lời đao to búa lớn, nhưng mấy thập kỷ rồi mà vẫn vậy
“Còn một điều rất nguy hiểm với việc đưa ra vấn đề ‘Made in Vietnam’ hiện nay là không khéo sẽ bị dán nhãn made in trá hình và bị Mỹ đánh thuế”, vị TS từ Đại học Fulbright nhận định.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.