'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại tọa đàm “Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Vấn đề và khuyến nghị” do Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) tổ chức ngày 2/12 tại Hà Nội, TS Vũ Đình Ánh cho rằng thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ hiện đang tồn tại nhiều vấn đề lớn, cần được xử lý để khôi phục niềm tin của nhà đầu tư, khơi thông dòng vốn cho cộng đồng doanh nghiệp.
Một là tình trạng trái phiếu “3 không” (không bảo lãnh, không tài sản bảo đảm, không xếp hạng tín nhiệm) đang gây ra nhiều hệ lụy. Hầu hết vi phạm hiện nay diễn ra ở loại trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, bởi quy định về bảo lãnh rất mập mờ, “tưởng vậy mà không phải vậy”.
Trái phiếu doanh nghiệp không có tài sản bảo đảm cũng tạo nên rủi ro cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, ngay cả trái phiếu có tài sản bảo đảm cũng phát sinh vấn đề, đó là nhiều tài sản bảo đảm là bất động sản đang hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu/giấy tờ có giá (đang bị sụt giá nặng nề).
Với trái phiếu doanh nghiệp không xếp hạng tín nhiệm, TS Ánh cho rằng đây là điều đi ngược với quy tắc tối thiểu của loại hình này, bởi xếp hạng tín nhiệm là cơ sở để xác định rủi ro.
Vấn đề thứ hai là quy định hiện hành đang siết việc đảo nợ của doanh nghiệp phát hành trái phiếu. “Trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn trung – dài hạn. Do đó, điều rất quan trọng là doanh nghiệp phải được phát hành mới để đảo nợ cũ. Nhưng quy định hiện nay đang siết việc đảo nợ, dẫn đến nhiều doanh nghiệp không có nguồn chi trả”, TS Ánh nhấn mạnh.
Vấn đề thứ ba là kênh phân phối đang bị buông lỏng và đây là chuyện rất nghiêm trọng. Theo TS Ánh, về nguyên tắc, trái phiếu doanh nghiệp có độ rủi ro lớn, do đó nhà quản lý đặt quy định người tham gia phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp. Nhưng tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, các quỹ lại đi bán trái phiếu doanh nghiệp cho nhà đầu tư cá nhân, bất kể chuyên nghiệp hay không, thậm chí “đánh lận con đen” trái phiếu doanh nghiệp là gửi tiết kiệm có lãi suất cao. Việc này tạo ra một hệ lụy lớn, thậm chí nhiều người mua trái phiếu doanh nghiệp lại không phải là trái chủ.
Hậu quả là khi trái phiếu “vỡ”, người mua không thể đòi nợ doanh nghiệp phát hành, nên quay sang đòi nợ người bán (tức ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ), tạo nên tình cảnh hỗn loạn như đã thấy vừa qua. “Vậy trách nhiệm của các ngân hàng thương mại và các đơn vị trung gian phân phối trái phiếu ở đâu? Rất tiếc, chúng ta đang lơ đi vấn đề này, và do đó không giải quyết được vấn đề hiện nay của thị trường”, TS Ánh chỉ rõ.
Vấn đề thứ tư là tình trạng rút chạy khỏi thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Về phân loại, trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại, có loại cho thanh toán trước hạn, có loại không. Nhưng hiện nay, người mua đang trong tình cảnh không cần biết là hết hạn hay chưa, đều đòi rút.
“Chúng ta chưa có quy định rút trước hạn thì như thế nào, cũng như không thấy ai nói về quyền lợi của nhà đầu tư trong các vụ việc như Tân Hoàng Minh, An Đông. Đây là rủi ro rất lớn mà nếu không xử lý được thì niềm tin của thị trường sẽ sụp đổ”, TS Ánh nói.
Gắn vào thị trường bất động sản, diễn biến rút chạy khỏi thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang tạo nên một bức tranh “dở khóc dở cười” đối với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Doanh nghiệp nào có tiền thì dẫu chưa đáo hạn cũng mua lại trái phiếu (tức là trả tiền cho người mua). Nhưng doanh nghiệp không có sẵn tiền thì phải chơi bài hoán đổi: đổi trái phiếu sang cổ phiếu, đổi trái phiếu sang bất động sản. Nhưng khá nhiều bất động sản được mời chào hoán đổi lại ở trạng thái hình thành trong tương lai, chưa kể đang đối diện về vấn đề pháp lý, có những bất động sản đem ra bán mà không được công nhận đủ điều kiện bán.
“Như vậy, thực chất là doanh nghiệp phát hành trái phiếu chỉ đang chuyển đổi rủi ro này sang rủi ro khác. Và vấn đề lộ ra là hiện không có hướng dẫn nào cho doanh nghiệp cả. Họ làm vậy là đúng hay sai, rủi ro đi kèm là gì?”, TS Ánh bình luận.
Vấn đề thứ năm là mô hình của các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đang mang dáng dấp của một tập đoàn khi kinh doanh đủ loại, từ tín dụng truyền thống đến bán bảo hiểm, bán trái phiếu doanh nghiệp, có công ty quản lý quỹ…
“Về bản chất, quỹ là nhà đầu tư chuyên nghiệp. Họ đầu tư gần như toàn bộ quỹ vào trái phiếu doanh nghiệp, loại phát hành ra công chúng. Về nguyên tắc là rất ổn. Song vấn đề là khi niềm tin trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói chung đổ vỡ, tài khoản của nhà đầu tư sụt giảm hàng ngày, hoàn toàn xảy ra tình trạng chứng chỉ quỹ giảm về 0, tức nhà đầu tư mất trắng. Như vậy thì chứng chỉ quỹ cũng không khác gì vàng quỹ ngày trước.
Nhưng cái nguy hiểm hơn là việc gắn kết giữa ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp: ngân hàng vừa là nhà phát hành, vừa là kênh phân phối, lại vừa là trái chủ. Toàn bộ mớ bùng nhùng này không xử lý được”, TS Ánh nêu vấn đề.
TS Ánh nhấn mạnh, việc cần kíp ngay lúc này của thị trường trái phiếu doanh nghiệp là củng cố niềm tin của nhà đầu tư. Còn thanh khoản không phải là vấn đề, bởi nhìn từ thị trường chứng khoán, có thể thấy tiền vẫn còn rất nhiều, chỉ là dòng tiền đang “núp” ở đâu đó, đợi chờ cơ hội. Chỉ cần giải quyết được câu chuyện niềm tin, các vấn đề khác sẽ tháo gỡ được.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.