Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
UBND tỉnh Thái Bình mới đây đã có buổi làm việc với đoàn công tác đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam và liên danh nhà đầu tư Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T - Tập đoàn Orsted (Đan Mạch) để trao đổi một số vấn đề liên quan đến triển khai điện gió và dự án điện gió ngoài khơi dự kiến triển khai tại Thái Bình.
Tại buổi làm việc, liên danh nhà đầu tư cho biết đang đồng triển khai phát triển danh mục các dự án điện gió ngoài khơi với tổng công suất hơn 20GW, được phân kỳ thành nhiều giai đoạn tại các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam Việt Nam.
Tại tỉnh Thái Bình, dự kiến dự án điện gió ngoài khơi được chia làm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 có công suất 1.000MW, tổng mức đầu tư 2,5 tỷ USD, sản xuất và phát vào lưới điện 3,5 tỷ kWh/năm, dự kiến năm 2030 sẽ đưa vào sử dụng.
Hiện tại, dự án đã được UBND tỉnh Thái Bình trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương bổ sung vào danh mục các dự án quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (quy hoạch điện VIII).
Liên danh nhà đầu tư mong muốn tỉnh tiếp tục quan tâm, ủng hộ để Bộ Tài nguyên Môi trường sớm ban hành văn bản chấp thuận công tác đo đạc quan trắc đánh giá tài nguyên biển, từ đó giúp liên danh nhà đầu tư có thể triển khai các bước tiếp theo bảo đảm tiến độ thực hiện dự án.
Phát biểu tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Thái Bình khẳng định đây là cơ hội lớn đối với tỉnh và tỉnh sẽ ủng hộ để liên danh nhà đầu tư có thể nghiên cứu đầu tư dự án điện gió ngoài khơi trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Với những vấn đề thuộc thẩm quyền như đặt trụ sở trung tâm điều hành, tạo hành lang để thiết lập hạ tầng kỹ thuật bao gồm cả đường dây truyền tải... lãnh đạo tỉnh Thái Bình cho biết sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện tối đa cho liên danh nhà đầu tư.
Địa phương cũng yêu cầu phải có sự trao đổi thường xuyên giữa liên danh nhà đầu tư và các cơ quan chức năng của tỉnh để có thể cụ thể hóa được dự án trong thời gian tới.
Trước đó, liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T - Tập đoàn Orsted (Đan Mạch) cũng liên tiếp có những buổi làm việc với Ninh Thuận và Hải Phòng về việc đầu tư các dự án điện gió ngoài khơi.
Cụ thể, tại buổi làm việc với tỉnh Ninh Thuận, liên danh này đã báo cáo đề xuất chuẩn bị đầu tư 2 dự án điện gió ngoài khơi Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 tại vùng biển huyện Thuận Nam.
Cụ thể, dự án điện gió ngoài khơi Ninh Thuận 1 có công suất 3.000MW, dự kiến thực hiện qua 3 giai đoạn (mỗi giai đoạn 1.000 MW), đầu tư từ 2029-2033, với 150 tuabin, trụ 20MW, cao trên 150m, tổng mức đầu tư 223.462 tỷ đồng (gần 10 tỷ USD).
Dự án điện gió ngoài khơi Ninh Thuận 2 có công suất 2.000 MW, dự kiến triển khai sau năm 2030, với 100 tuabin, thực hiện 2 giai đoạn từ 2030-2037 với tổng vốn đầu tư khoảng 157.556 tỷ đồng (khoảng 6,5 tỷ USD).
Còn tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND TP. Hải Phòng, liên danh này cho biết dự án điện gió ngoài khơi tại Hải Phòng có tổng công suất là 3.900 MW chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 1.300 MW, vận hành vào các năm 2029, 2035 và 2037. Tổng mức đầu tư mỗi giai đoạn khoảng 3,95 - 4,5 tỷ USD, tổng mức đầu tư toàn dự án lên tới 11,9 - 13,6 tỷ USD.
Vị trí dự kiến nghiên cứu là vùng biển ngoài khơi phía đông nam, cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 14km; phía tây bắc cách quần đảo Long Châu khoảng 36km; cách đảo Cát Bà 88km; cách huyện Tiên Lãng 76km; cách huyện Kiến Thụy 74km; cách quận Đồ Sơn 70km. Diện tích dự kiến phát triển dự án khoảng 870km2.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.