Từ chối Trung Quốc, Philippines mời Mỹ - Nhật làm tuyến đường sắt chiến lược

Vy Ba - 21/04/2024 00:49 (GMT+7)

(VNF) - Một dự án đường sắt chở hàng của Philippines có thể được xây dựng với sự hỗ trợ của Mỹ và Nhật Bản, trong bối cảnh Manila đang tìm kiếm các thỏa thuận tài chính thay thế sau khi hủy bỏ các cuộc đàm phán với Trung Quốc, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho hay.

Tuyến đường sắt Subic-Clark trị giá 50 tỷ peso (868 triệu USD) là một trong 3 dự án mà Philippines từng thỏa thuận vay vốn với Trung Quốc.

Dự án nhằm mục đích tăng cường kết nối giữa Vịnh Subic và Clark, Manila và tỉnh Batangas trên đảo Luzon chính của đất nước và đẩy nhanh đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng, bao gồm đường sắt, cảng, năng lượng sạch, chuỗi cung ứng chất bán dẫn và kinh doanh nông nghiệp.

Truyền thông địa phương cho hay Subic từng là căn cứ sửa chữa và tiếp tế của Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ, còn Clark từng là căn cứ của Không quân Mỹ. Cả 2 đã được chuyển đổi thành các khu kinh tế và chế xuất.

Cụ thể, dự án bao gồm việc xây dựng đường băng thứ hai của Sân bay Quốc tế Clark, trị giá khoảng 174 triệu USD và một trung tâm Nhà ga Thực phẩm Quốc gia Clark rộng 64ha, nhằm đưa quốc gia Đông Nam Á này trở thành quốc gia dẫn đầu về thực phẩm, trung tâm tài nguyên nông nghiệp trong khu vực. Nhà ga thực phẩm ước tính trị giá 152 triệu USD.

Ảnh minh họa.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Lorenzana cho hay: “Chúng tôi chưa từ bỏ dự án đường sắt Subic-Clark nhưng tôi cảm thấy 'thoải mái hơn' nếu Mỹ và Nhật Bản tiếp quản dự án".

Ông Delfin Lorenzana hiện là người đừng đầu Cơ quan Phát triển và Chuyển đổi Căn cứ, chuyên giám sát sự phát triển của các căn cứ quân sự cũ.

“Nếu không phải họ thì có thể là Hàn Quốc hoặc các quốc gia khác thân thiện với chúng tôi”, ông Lorenzana nói thêm.

Cũng theo ông Lorenzana, Chính phủ Philippines cũng đang xem xét tìm kiếm nguồn tài trợ từ Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á.

Tuyến đường sắt này dự kiến ​​tạo thành một phần của Hành lang kinh tế Luzon, một minh chứng về hợp tác kinh tế giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines đã được ấp ủ trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo vào tuần trước tại Nhà Trắng.

Ông Lorenzana cho biết cả Subic và Clark là những địa điểm “rất chiến lược” có thể tổ chức các ngành công nghiệp từ hậu cần đến sản xuất.

“Subic là một trong số ít cảng nước sâu có thể tiếp nhận mọi kích cỡ tàu và an toàn trước bão trong khi Clark có không gian rộng lớn. Và chúng tôi có sẵn nhân lực có thể được đào tạo để thực hiện công việc", vị quan chức Philippines nhấn mạnh thêm.

Leo thang căng thẳng với Trung Quốc

3 dự án đường sắt quốc gia phía Nam PNR, trị giá 142 tỷ peso (2,5 tỷ USD); dự án Mindanao MRP đoạn Tagum – Davao - Digos trị giá 83 tỷ peso và dự án đường sắt Subic - Clark trị giá 51 tỷ peso, đều từng được trao cho các đối tác Trung Quốc.

Trung Quốc đã đồng ý tài trợ cho 3 dự án này dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Rodrigo Duterte. Chính phủ của người kế nhiệm ông là Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. đã xem xét lại các thỏa thuận do thiếu tiến triển từ phía Trung Quốc.

Tới tháng 10 năm ngoái, Philippines tuyên bố không tiếp tục theo đuổi các khoản vay của Trung Quốc để tài trợ cho 3 dự án đường sắt trị giá hơn 5 tỷ USD và đã bắt đầu thảo luận với các nước khác ở châu Á về các thỏa thuận tài chính thay thế.

Động thái của Manila diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc đang trở nên căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền hàng hải ở Biển Đông.

Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. mới đây đã khởi động Hành lang kinh tế Luzon trong cuộc gặp ngày 11/4 và một sự kiện ba bên nhằm thúc đẩy đầu tư vào dự án đang được lên kế hoạch tại Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu ở Manila vào tháng 5 tới.

Philippines đang nhắm tới các thỏa thuận đầu tư trị giá khoảng 100 tỷ USD trong vòng 5 đến 10 năm tới kể từ hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa nước này với Mỹ và Nhật Bản.

Theo Bloomberg, Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Sau nhiều năm ‘bất động’, Lê Phan Resort đòi Quảng Nam trả lại tiền GPMB

Sau nhiều năm ‘bất động’, Lê Phan Resort đòi Quảng Nam trả lại tiền GPMB

Theo Công ty cổ phần Lê Phan Resort chủ đầu tư dự án Khu du lịch biển Lê Phan đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Nam về việc quyết toán và hoàn trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án trên.

Doanh thu cả năm 2023 tại Mỹ của VinFast đạt 159 tỷ đồng

Doanh thu cả năm 2023 tại Mỹ của VinFast đạt 159 tỷ đồng

Trong khi đó, doanh thu tại thị trường Việt Nam đạt gần 28.000 tỷ đồng.

GP.Invest 'bắt tay' Đầu tư Nam Sơn làm khu đô thị 1.240 tỷ tại Lạng Sơn

GP.Invest 'bắt tay' Đầu tư Nam Sơn làm khu đô thị 1.240 tỷ tại Lạng Sơn

Dự án Khu đô thị Green Garden tại Lạng Sơn sẽ được thực hiện bởi Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Toàn Cầu - Công ty cổ Tư vấn và Đầu tư Nam Sơn.

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam

Những ngày qua, 'Lật mặt 7' tạo nên 'cơn sốt' phòng vé Việt đã giúp Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, sau Trấn Thành.

Nhà thi đấu Phan Đình Phùng: TP.HCM dừng hợp đồng BT sau 14 năm đình trệ, bị đội vốn gấp đôi

Nhà thi đấu Phan Đình Phùng: TP.HCM dừng hợp đồng BT sau 14 năm đình trệ, bị đội vốn gấp đôi

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đồng ý dừng đầu tư Dự án xây dựng Trung tâm Thể dục thể thao Phan Đình Phùng tại số 8 đường Võ Văn Tần, quận 3 theo hình thức đối tác công - tư (hợp đồng BT); chuyển thành phương thức đầu tư công.

Một chỉ số quan trọng trồi sụt cho thấy 'kinh tế phục hồi chưa vững chắc’

Một chỉ số quan trọng trồi sụt cho thấy 'kinh tế phục hồi chưa vững chắc’

(VNF) - Theo chuyên gia, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 3 giảm về 49,9 điểm sau khi đạt 50,4 điểm trong tháng 2 cho thấy, mức phục hồi tăng trưởng trong nền kinh tế vẫn chưa thật vững chắc.

Trước ngày về Việt Nam, Chery Omoda 5 dính lỗi nặng, bị triệu hồi gấp

Trước ngày về Việt Nam, Chery Omoda 5 dính lỗi nặng, bị triệu hồi gấp

(VNF) - Chery Malaysia vừa ban hành thông báo triệu hồi đối với 600 chiếc Omoda 5 do liên quan tới vấn đề trục của xe. Được biết, mẫu xe này cũng được lên kế hoạch mở bán tại thị trường Việt Nam, dưới tên gọi Omoda C5.

Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Đối tác Việt Nam - Nhật Bản, nỗ lực sớm hiện thực hoá Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

(VNF) - Lãnh đạo các cơ quan chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, một liên doanh giữa Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG (Việt Nam), nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội.

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

(VNF) - Theo Nikkei Asia đối tác của Alibaba trong đầu tư xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là Viettel và VNPT.

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội, được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.