Từ doanh nghiệp viễn thông truyền thống thành công ty công nghệ

Ngọc Lưu - 10/05/2023 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Trước những biến động khó lường của thị trường viễn thông, kèm theo áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt của môi trường kinh doanh, việc phải chuyển mình, tìm kiếm dư địa phát triển mới từ dịch vụ công nghệ số là định hướng của các công ty viễn thông truyền thống.

VNF

Viễn thông không còn màu hồng

Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy năm 2022, tổng doanh thu dịch vụ viễn thông đạt 138.000 tỷ đồng, chỉ tăng 1,6% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế của ngành viễn thông năm 2022 ước đạt 44.500 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm 2021. Năm 2022, đóng góp của ngành viễn thông vào GDP ước đạt 76.452 tỷ đồng. 

Xu hướng chung trên toàn cầu và sự phát triển của công nghệ cho thấy, các dịch vụ thoại và tin nhắn ngày càng giảm (giảm 10-15%/năm) để nhường chỗ cho nguồn thu từ dịch vụ data và các dịch vụ OTT. Dung lượng sử dụng data tăng mạnh, tuy nhiên, đơn giá ngày càng giảm khiến cho doanh thu data tại Việt Nam chỉ đạt 23,4% tổng doanh thu (trung bình thế giới đạt trên 43%), không đủ bù đắp cho sự sụt giảm doanh thu thoại/SMS. 

Còn theo nhận định của Ernst & Young (E&Y), thị trường di động Việt Nam có tính cạnh tranh cao, ngày càng trở nên bão hòa với tỷ lệ sử dụng SIM đạt 137% vào năm 2020. Cạnh tranh xoay quanh giá cả và mức giá cước thấp đã khiến ngành di động Việt Nam giảm khả năng sinh lời. Hơn nữa, sự phụ thuộc vào các dịch vụ trả trước gây áp lực mạnh lên doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU). Dịch vụ cơ bản như SMS, thoại giảm sút, chỉ còn đóng góp 60% vào doanh thu dịch vụ di động…

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng chung của thị trường chậm lại do có quá nhiều nhà khai thác, cạnh tranh giữa các nhà mạng ngày càng quyết liệt hơn khi thị phần di động Việt Nam đa số thuộc về ٣ nhà mạng lớn nhất gồm MobiFone, Viettel, VinaPhone, chiếm tới trên 90%. Xu hướng tiêu dùng data bùng nổ cùng với sự phát triển công nghệ di động 4G/5G, tạo áp lực lớn lên các nhà mạng trong việc cân bằng giữa mục tiêu đầu tư phát triển vùng phủ sóng (kéo theo gánh nặng tài chính) với các mục tiêu tăng trưởng (doanh thu, lợi nhuận hàng năm).

Ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, cho rằng dịch vụ viễn thông truyền thống bị bão hòa và mức độ cạnh tranh khốc liệt. Các doanh nghiệp chủ yếu cạnh tranh về giá và chất lượng không được cải thiện nhiều. Thị trường viễn thông năm 2022 chỉ tăng trưởng 1,6%.

Đánh giá về thực trạng này, ông Huỳnh Quang Liêm, Tổng giám đốc VNPT, cho rằng thị trường viễn thông chứng kiến sự cạnh tranh về giá hầu như không kiểm soát giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ICT đã và đang trải qua sự tăng trưởng nhanh doanh thu về data và dịch vụ số, trong khi doanh thu dịch vụ truyền thống giảm dần. Thị trường dịch vụ công nghệ thông tin chứng kiến ngày càng nhiều loại hình doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, trong đó có những doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực mạnh, doanh nghiệp vừa và nhỏ nổi bật với sự linh hoạt, lanh lẹ.

Chuyển mình, tiếp cận các không gian mới

Các cơ quan quản lý nhà nước đã và đang triển khai hàng loại chính sách lành mạnh hóa thị trường viễn thông di động như siết chặt việc quản lý thông tin người dùng, triển khai áp dụng chuyển mạng giữ số, điều chỉnh chính sách kết nối, khởi động thúc đẩy triển khai 5G, Mobile Money, M2M, IoT… Bối cảnh này buộc các doanh nghiệp viễn thông phải thay đổi hướng đi, tập trung xây dựng và củng cố nền tảng công nghệ để có thể chuyển đổi thành doanh nghiệp số.

Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính, bà Phạm Minh Tú, Phó giám đốc trung tâm dịch vụ số Mobifone, cho biết trước bối cảnh thị trường viễn thông đang dần bão hòa trong khi tiềm năng đưa các dịch vụ tài chính số đến với tập khách hàng chưa sử dụng còn rất lớn, cùng với sự thâm nhập ngày càng tăng của Internet và điện thoại thông minh làm tăng mức độ sẵn sàng của người tiêu dùng trong việc sử dụng các dịch vụ trên nền tảng số, cùng với đó là sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ đối với chuyển đổi số và tài chính toàn diện, nhà mạng đang thực hiện chiến lược đẩy mạnh kinh doanh trên các không gian mới, trong đó tài chính số là một trụ cột để Mobifone tham gia thúc đẩy tài chính toàn diện, thúc đẩy nền kinh tế số theo định hướng của Chính phủ.

Để thực hiện được chiến lược này, lãnh đạo Mobifone cho biết đang tiến hành xây dựng và hiện đại hóa nền tảng thanh toán số, tăng cường hợp tác với các ngân hàng và các tổ chức tài chính, phát triển các sản phẩm liên minh/liền kề trong lĩnh vực thương mại, trò chơi, nội dung có thương hiệu, tạo dựng hệ sinh thái đối tác gồm các ngân hàng, nhà bán lẻ, sản phẩm tiêu dùng và nền tảng số.

Nhấn mạnh dịch vụ Mobile Money cho phép các doanh nghiệp viễn thông tham gia vào thị trường thanh toán, đem lại nguồn doanh thu mới trong bối cảnh thị trường dịch vụ viễn thông truyền thống hiện đã bão hòa, lãnh đạo Mobifone cho rằng đây sẽ là những mảnh ghép quan trọng hoàn thiện hệ sinh thái số của doanh nghiệp viễn thông. Về mục tiêu lâu dài, doanh nghiệp này định hướng phát triển thành doanh nghiệp công nghệ số có hạ tầng số chủ lực, hàng đầu quốc gia, dẫn dắt các tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng kết nối di động/AI/IoT/Blockchain...

Không chỉ Mobifone, các doanh nghiệp viễn thông truyền thống có thị phần tốt như VNPT hay Viettel cũng đang tích cực phát triển không gian mới. Như với VNPT, lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết VNPT xác định động lực để cạnh tranh và phát triển là chuyển đổi thành một tập đoàn công nghệ, tham gia sâu rộng vào chuyển đổi số quốc gia, trong khi vẫn giữ vững các dịch vụ truyền thống là thế mạnh của một nhà mạng viễn thông hàng đầu. Phía Viettel thì cho biết đã và đang chuyển đổi từ một nhà khai thác viễn thông (telco) trở thành một công ty công nghệ (techco), trọng tâm được đặt vào chuyển đổi số và công nghiệp công nghệ cao.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

'Ông lớn' Alibaba dự kiến chi hơn 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

(VNF) - Theo Nikkei Asia đối tác của Alibaba trong đầu tư xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là Viettel và VNPT.

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội, được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

(VNF)- Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 6 tháng cuối năm 2024

(VNF) - Theo tính toán của Chính phủ, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng cho 6 tháng cuối năm 2024 sẽ làm giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng.

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

Xoá nợ của Pacific Airlines, Vietnam Airlines lãi kỷ lục 4.300 tỷ

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Vietnam Airlines lãi ròng 4.334 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 103 tỷ đồng. Đây là khoản lãi kỷ lục mà doanh nghiệp này ghi nhận trong một quý kể từ khi thành lập.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(VNF) - Chiều 2/5, Quốc hội đã thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ.

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Hệ thống Y tế Vinmec vừa nhận 4 giải quốc tế cho 4 hạng mục lớn: “Doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam”, “Doanh nghiệp vì cộng đồng tốt nhất”, “Doanh nghiệp trao quyền cho phụ nữ” và “Nơi làm việc tốt nhất” trong khuôn khổ Hội nghị CSR và ESG toàn cầu lần thứ 16.

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Ngày 3/5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng

(VNF) - Sáng mai (3/5), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng, với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc lên 82,9 triệu đồng/lượng.

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

Lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến, OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu

(VNF) - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong báo cáo mới nhất, dựa trên những dấu hiệu sáng sủa hơn về lạm phát và nhu cầu, mặc dù tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức khiêm tốn.

Khoản lãi ‘bé hạt tiêu’ của Hodeco

Khoản lãi ‘bé hạt tiêu’ của Hodeco

(VNF) – Quý I/2024, Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco, HoSE: HDC) đã lập kỷ lục về lợi nhuận, nhưng đó là kỷ lục lợi nhuận sau thuế thấp nhất lịch sử.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.