Tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công: Muốn ăn cơm phải chờ kẻng đánh

Vĩnh Chi - 21/12/2020 23:59 (GMT+7)

(VNF) - Không chỉ bị giới hạn bởi danh mục 20 ngành, lĩnh vực cấm, việc doanh nghiệp tư nhân có được tham gia cung cấp dịch vụ công hay không còn phụ thuộc hoàn tàn vào ý chí chủ quan của cơ quan nhà nước quản lý lĩnh vực đó.

VNF
Khai thác than không nằm trong danh mục cấm nhưng việc tư nhân tham gia vào lĩnh vực này gần như bất khả.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hôm nay (22/12) công bố báo cáo "Hành trình chuyển đổi: Vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong cung cấp dịch vụ công tại Việt Nam - Dịch vụ đánh giá phù hợp".

Báo cáo cho biết tại Việt Nam, có 20 ngành, lĩnh vực không cho phép tư nhân tham gia cung cấp hàng hoá, dịch vụ (quy định tại Nghị định 94/2017/NĐ-CP).

20 ngành, lĩnh vực này gồm: sản xuất/mua bán vật liệu nổ công nghiệp, sản xuất vàng miếng, phát hành xổ số kiến thiết, in đúc tiền, phát hành tem bưu chính Việt Nam, truyền tải và điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng và vận hành thuỷ điện đa mục tiêu, vận hành hệ thống đèn biển và luồng hàng hải công cộng, vận hành hệ thống đài thông tin duyên hải, dịch vụ không lưu, khai thác hệ thống hạ tầng đường sắt do nhà nước đầu tư, cung ứng dịch vụ lâm nghiệp tại rừng đặc dụng, xuất bản…

Theo VCCI, về lý thuyết, các doanh nghiệp tư nhân được tham gia cung cấp tất cả những hàng hoá, dịch vụ không thuộc danh mục này và danh mục cấm kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều ngành, lĩnh vực hiện nay tư nhân vẫn không được phép kinh doanh do chưa xây dựng được cơ sở pháp lý đầy đủ để thực hiện công việc này.

Ngoài ra, một vấn đề khác cũng cản trở sự tham gia của tư nhân vào cung cấp dịch vụ công là quy trình cấp phép, giao dự án lựa chọn chủ đầu tư của cơ quan nhà nước trong một số lĩnh vực.

Cụ thể, dù không có quy định cấm hoặc hạn chế doanh nghiệp tư nhân hoạt động, nhưng để có thể hoạt động được, các doanh nghiệp buộc phải được cơ quan nhà nước cấp phép hoặc ký hợp đồng. Nếu quá trình cấp phép và ký hợp đồng này chỉ dành cho các doanh nghiệp nhà nước mà không có sự đấu thầu, cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân thì cũng không khác gì độc quyền nhà nước. 

Ví dụ như than, hiện nay, lĩnh vực khai thác than không thuộc diện độc quyền nhà nước. Tuy nhiên, các mỏ than đá chỉ được cấp cho Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc - hai doanh nghiệp nhà nước, khai thác.

Theo pháp luật về khoáng sản, điểm a khoản 1 Điều 22 Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản, than là loại khoáng sản không tổ chức đấu giá quyền khai thác. Mặt khác, các doanh nghiệp tư nhân mới thành lập ngay lập tức không thể cạnh tranh về năng lực với hai doanh nghiệp nhà nước lớn nhiều kinh nghiệm này.

Đối với một số lĩnh vực khác như hạ tầng sân bay, đường bộ, bến cảng, luồng tuyến đường thuỷ và hàng hải, việc tham gia của các nhà đầu tư tư nhân cũng vẫn cần có sự cấp phép của nhà nước và dựa trên các quy hoạch dự án có sẵn.

"Chính vì vậy, việc một doanh nghiệp tư nhân có được phép tham gia cung cấp các dịch vụ này hay không thực tế vẫn dựa vào cơ chế xin cho chứ chưa có sự đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư một cách bình đẳng", VCCI bình luận.

Đối với các dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước, VCCI cho hay tình trạng nói trên cũng không khác gì. Cụ thể, Điều 49 của Luật Ngân sách nhà nước cho phép các cơ quan nhà nước được phân bổ và giao dự toán ngân sách đối với các đơn vị trực thuộc, trong đó có cả các doanh nghiệp.

Nói cách khác, nếu một cơ quan nhà nước có doanh nghiệp trực thuộc trong một lĩnh vực nào đó thì không cần tổ chức đấu thầu hoặc đấu giá trong việc cung cấp dịch vụ. Như vậy, cơ hội để các doanh nghiệp tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan nhà nước đó.

Điển hình như dịch vụ duy tu, bảo trì hệ thống đường sắt quốc gia, dự toán ngân sách giao cho Bộ Giao thông Vận tải và bộ này giao luôn cho Tổng công ty Đường sắt thực hiện nhiệm vụ, chứ không tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu.

Theo VCCI, gần đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 32/2019/NĐ-CP về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Đây có thể coi là cơ hội để các doanh nghiệp tư nhân có thể tham gia sâu hơn vào việc cung cấp các dịch vụ công từ nguồn ngân sách.

Tuy vậy, mấu chốt của vấn đề tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công vẫn nằm ở việc các quy định bắt buộc phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư hoặc đấu thầu lựa chọn nhà thầu chưa đầy đủ.

"Điều này khiến cho việc doanh nghiệp tư nhân có được tham gia cung cấp dịch vụ công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan nhà nước quản lý lĩnh vực đó", VCCI nhấn mạnh.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

(VNF) - Dự án xây dựng tổ hợp khách sạn cao cấp tiêu chuẩn 5 sao Tam Cốc - Bích Động ở Ninh Bình hiện vẫn dở dang, "đắp chiếu" sau 15 năm xây dựng

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

(VNF) - UBND tỉnh Bình Dương có thể thu về 18.525 tỷ đồng nếu thoái bớt 30,44% cổ phần tại Becamex IDC theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

(VNF) - Theo chuyên gia, vấn đề an toàn thông tin và quản trị rủi ro luôn được tính đến khi xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, một số cách làm chưa đúng đã dẫn tới sự kém hiệu quả dù đã bỏ ra không ít vốn.

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

(VNF) - Theo luật mới, Quảng Ninh sắp tới sẽ có 6 khu vực bị cấm phân lô, bán nền. Trước những quy định mang tính ràng buộc, diễn biến phân khúc đất nền tại đây đang cho thấy có nhiều dấu hiệu khởi sắc khi lượng tin đăng bán đất nền, đất dự án tăng mạnh.

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/5 cho biết một đường ống dẫn dầu thô có thể được bổ sung vào dự án Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2) đã được lên kế hoạch để vận chuyển khí đốt tới Trung Quốc.

Petrol Sao Đỏ: Hơn 8.000 m2 'đất vàng' thương mại dịch vụ chỉ để trồng cây

Petrol Sao Đỏ: Hơn 8.000 m2 'đất vàng' thương mại dịch vụ chỉ để trồng cây

(VNF) - Được giao đất tại vị trí đắc địa của phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh - Hải Phòng nhưng Công ty Petrol Sao Đỏ “bỏ quên”, chưa đưa đất vào sử dụng. Mặc dù đã được gia hạn thêm 24 tháng từ tháng 8/2022, nhưng đến nay, mảnh đất vẫn chưa được sử dụng đúng mục đích ban đầu.