Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Chưa có cơ sở buộc Grab bồi thường cho Vinasun
Sau khi HĐXX quyết định tạm ngừng phiên tòa vụ để xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan kết luận giám định mới có cơ sở phân định chính xác tranh chấp giữa Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) kiện Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam (Grab) yêu cầu bồi thường hơn 41 tỷ đồng nhiều luật sư đã bày tỏ quan điểm liên quan đến vụ kiện “vô tiền khoáng hậu” này.
Theo Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) thì: “Vụ Vinasun - Grab là một vụ kiện có tính chất phức tạp, mới mẻ do đó gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong việc thu thập chứng cớ, xác định phạm vi tranh chấp để giải quyết vụ án.
Vụ kiện xuất phát từ vấn đề cạnh tranh giữa hai công ty, một bên theo taxi truyền thống và một bên theo hình thức taxi hiện đại (xử dụng công nghệ), nên vụ kiện thuộc phạm vi điều chỉnh của luật cạnh tranh nên sẽ do Cục Quản lý Cạnh tranh và Bảo vệ người Tiêu dùng (Bộ Công Thương) giải quyết sẽ hợp lý hơn là giao cho tòa án giải quyết.
Trong quá trình giải quyết có thể mời Bộ GTVT là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bởi Bộ GTVT đã ban hành và chịu trách nhiệm trước Quyết định Số 24/QĐ-BGTVT tiến hành thí điểm mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trong dịch vụ vận tải” – Luật sư đưa ra quan điểm.
Vị luật sư này phân tích thêm, Quyết định Số 24/QĐ-BGTVT ban hành kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng mà đơn vị thí điểm quyết định này áp dụng bao gồm: Grab và các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải có giấy phép kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng được cấp tại các tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm.
Do đó, nếu có sai phạm xảy ra thì Grab phải chịu trách nhiệm và có nghĩa vụ với cơ quan quản lí nhà nước chứ không phải với Vinasun đồng thời do Grab không có lỗi nên không có sở để buộc Grab phải chịu trách nhiệm trước Vinasun trước đề án thí điểm.
Phán quyết cuối cùng của Tòa sẽ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư!
Khi Vinasun yêu cầu Grab bồi thường hơn 41 tỷ đồng: “Việc yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải bao gồm các yếu tố như: Có hành vi vi phạm pháp luật, có thiệt hại xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại, có lỗi.
Trong vụ kiện này, việc xác định các yếu tố như thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại rất khó khăn, các báo cáo tài chính, kiểm toán vẫn chưa mang tính thuyết phục và khách quan chưa đảm bảo thiệt hại của Vinasun hoàn toàn do hành vi vi phạm pháp luật của Grab gây ra.
Ngoài ra, trong phiên tòa xét xử đều không có bên thẩm định giá, công ty kiểm toán và đại diện của Bộ GTVT có mặt nên chưa đầy đủ người tham gia tố tụng theo quy định, do đó chưa đủ căn cứ chính xác và khách quan buộc Grab bồi thường thiệt hại. Đồng thời, Grab chưa bị xử phạt về vấn đề vi phạm nên quy trách nhiệm có lỗi cho Grab là chưa có căn cứ”.
Công ty giám định Cửu Long sử dụng công thức tính toán thiệt hại của Vinasun có nhiều điểm chưa được hợp lí. Theo đó, kết luận Vinasun có thiệt hại gây ra bởi hoạt động của Grab dựa trên sụt giảm giá trị vốn hóa trên thị trường và chi phí phát sinh do các xe phải nằm bãi, không có khách thuyết phục và khách quan. Đồng thời, giá trị vốn hóa là tổng giá định của các cổ phiếu do các cổ đông của công ty sở hữu, không thể là một chỉ số xác định thiệt hại bị gây ra bởi một công ty.
Việc Cửu Long cho rằng thiệt hại xảy ra dựa trên các yếu tố nêu trên do một mình Grab gây ra là chưa thuyết phục, bởi chưa xem xét đến các yếu tố tác động khác ảnh hưởng đến sự sụt giảm giá trị vốn hóa của Vinasun, luật sư Hùng cho biết thêm.
Cùng quan điểm trên, Luật sư Võ Thanh Khương - Cty Luật TNHH Logic & Cộng sự (Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng: “Việc Vinasun có thiệt hại hay không, không chỉ dựa vào phương pháp tính toán mà nó là cả một quá trình chứng minh thiệt hại theo đúng quy định pháp luật”...
Việc chứng minh thiệt hại phải dựa theo các điều kiện như: Có thiệt hại xảy ra (thiệt hại trên thực tế rõ ràng, không suy đoán, không dự tính); Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật; Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Việc chứng minh thiệt hại theo đúng quy định pháp luật không phải đơn giản.
Vinasun cho rằng họ bị thiệt hại hơn 41 tỷ đồng do Grab gây ra là chưa có căn cứ. Bởi đó không phải là thiệt hại mà sự tụt giảm doanh thu do tổng hợp nhiều yếu tố như: việc quản trị doanh nghiệp của Vinasun, chính sách pháp luật của Nhà nước, tình hình thị thường, sự thay đổi nhu cầu của khách hàng… Do đó, việc Tòa án ra phán quyết phải hết sức cân nhắc và thận trọng để có bản án khách quan và có căn cứ pháp luật”.
“Nếu vụ kiện này tòa án quyết định buộc Grab phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho Vinasun thì có khả năng gây ra tiền lệ xấu trong kinh doanh. Bởi như vậy, các công ty truyền thống cũng có thể đâm đơn kiện hàng loạt các doanh nghiệp kinh doanh có sử dụng công nghệ, điện tử… Và điều này dẫn đến các nhà đầu tư nước ngoài sẽ lo ngại về việc đầu tư công nghệ, điện tử vào Việt Nam, luật sư Trần Minh Hùng nhấn mạnh.
Liên quan đến vụ việc này, trả lời báo chí sau khi HĐXX quyết định tạm ngừng phiên tòa, luật sư Lưu Tiến Dũng – đại diện của Grab khẳng định: “Chúng tôi đề xuất Bộ GTVT tham gia với tòa để Bộ GTVT có ý kiến về vấn đề này bởi tòa không có khả năng, thẩm quyền, điều kiện để đánh giá việc thực hiện chính sách tầm vĩ mô”.
Xem thêm >> Tin chứng khoán 1/11: 'So găng' kết quả kinh doanh của cặp đối thủ Vietnam Airlines - Vietjet
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.