Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Theo kế hoạch, chiều nay (29/10), Hội đồng xét xử sẽ tuyên án sơ thẩm. Tuy nhiên, mở đầu phiên tòa, chủ tọa bất ngờ cho rằng, cần quay trở lại phần xét hỏi để làm rõ một số vấn đề mà Hội đồng xét xử quan tâm nhằm tập trung làm rõ các khoản thiệt hại của Vinasun, đặc biệt là mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại này với hoạt động của Grab.
Theo đại diện Vinasun, số xe nằm bãi trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017 là 2.777 chiếc, trong khi từ ngày 30/6/2016, số lượng xe taxi của Grab và Uber lên đến hơn 23 ngàn xe (chiếm 71% số taxi hoạt động tại TPHCM) và sự phát triển nhanh chóng của loại hình này đã ảnh hưởng rất lớn đến Vinasun.
Trong khi đó, phía bị đơn Grab vẫn bảo lưu quan điểm đề nghị hoãn phiên tòa; luật sư của Grab cho rằng, giám định của Công ty Cửu Long có nhiều sai sót và không nhất quán, số liệu, phương pháp tính không chính xác, “không chứng minh được quan hệ nhân quả giữa hoạt động của Grab đã gây ra thiệt hại cho Vinasun”.
Theo Hội đồng xét xử, thiệt hại của Vinasun đến từ nhiều nguyên nhân khác, như nhu cầu của khách hàng, sự cạnh tranh các hãng taxi khác. Việc giám định trong lĩnh vực này rất phức tạp, hồ sơ vụ án đến 5.000 trang, trong khi giám định viên lại không có mặt tại phiên tòa nên rất khó để giải thích.
Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa bởi “cần phải xác minh, thu thập bổ sung các tài liệu, chứng cứ liên quan đến kết luận giám định thì mới giải quyết vụ án”. Phiên xử sẽ được mở lại vào lúc 8g ngày 22/11.
Bên lề phiên toà, phía đại diện Grab cho biết: Về cơ bản, chúng tôi hài lòng với kết quả hôm nay và tin rằng Hội đồng xét xử sơ thẩm thuộc Tòa án Nhân dân TP.HCM đã đưa ra một quyết định đúng đắn khi hoãn phiên tòa vì thiếu những chứng cứ độc lập vững chắc từ Vinasun để chứng minh rằng lợi nhuận bị giảm sút là do sự gia nhập thị trường và hoạt động của Grab tại Việt Nam trực tiếp gây ra.
“Điều này cho thấy hội đồng xét xử đã cân nhắc đề nghị của đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM vào ngày thứ 3 tuần trước với một tinh thần cởi mở, cũng như đã cân nhắc vụ việc trên một bình diện rộng lớn hơn để đánh giá xem các đề nghị này có thể ảnh hưởng như thế nào đến người dân Việt Nam và đến cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là lần thứ 3 phiên tòa phải tạm hoãn với lý do thiếu chứng cứ”, đại diện Grab nói.
Đại diện Grab cũng bàu tỏ sự hài lòng khi, thẩm phán chủ tọa phiên tòa hôm nay một lần nữa đã chất vấn Vinasun về cơ sở pháp lý để xác định rằng những thiệt hại (nếu có) của Vinasun là chỉ do duy nhất hoạt động kinh doanh của Grab trực tiếp gây ra.
Grab nêu lý do: báo cáo của hai công ty Cửa Sổ và NBQ do chính Vinasun thuê thực hiện là không đủ tính thuyết phục. Cùng đó, kết quả thẩm định của Công ty Cổ phần Thẩm định - Giám định Cửu Long (gọi tắt là Cửu Long) có nhiều sai sót. Hôm nay, đại diện pháp luật của Cửu Long lại tiếp tục vắng mặt tại phiên tòa.
“Do đó, kết quả báo cáo giám định thiệt hại của Cửu Long không thể nào được sử dụng để làm cơ sở pháp lý cho các cáo buộc đòi bồi thường thiệt hại của Vinasun”, phía Grab nêu rõ.
Ngoài ra, đại diện Grab cũng mong chờ một phán quyết công bằng và tin rằng người dân Việt Nam đã hiểu hơn về cách mạng công nghiệp 4.0. Việc hoãn phiên tòa ngày hôm nay chứng minh rằng không có đường tắt để đạt được thành công bền vững.
“Mục tiêu của Grab là nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Lợi ích của mọi người dân Việt Nam là điều quan trọng nhất với Grab, và chúng tôi tin rằng mọi doanh nghiệp trên thị trường cũng nên lấy lợi ích người dân là ưu tiên hàng đầu”, đại diện Grab cho biết.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.