Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Mặc dù gặp rắc rối với việc truy thuế ở Nguyễn Kim, nhưng đại gia Thái Lan Central Group mới đây tiếp tục công bố kế hoạch rót thêm cả 500 triệu USD vào thị trường bán lẻ Việt. Số tiền này dùng để mở rộng gấp 3 lần số tổng số cửa hàng và trung tâm thương mại, lên con số 750 vào năm 2020, ưu tiên vào các lĩnh vực mà tập đoàn này đang đầu tư.
Central Group là đại gia liên tiếp tung tiền mua lại những công ty bán lẻ Việt trong vài năm qua, thương vụ điển hình bao gồm điện máy Nguyễn Kim và cả siêu thị Big C, “hớt” được tay trên tập đoàn Lotte (Hàn Quốc), và chuỗi siêu thị Lan Chi. Số tiền rót vào thị trường Việt Nam được cho là đã lên đến 5,5 tỷ USD.
Người Việt ngày càng chuộng siêu thị hơn và các đại gia bán lẻ tiếp tục mở rộng ở tỉnh lẻ xung quanh thành phố lớn
Các đại gia Thái rất thích thị trường Việt. Thế nên, một tỷ phú Thái Lan khác là TCC Holdings cũng đã mua lại Metro Việt Nam với giá gần tỷ USD, đổi tên thành Mega Market Vietnam. Đây cũng là tập đoàn mua lại Phú Thái.
Nhưng không chỉ có đại gia người Thái Lan, Nhật Bản cũng nhanh chân “xí” phần. Mới đây, hãng thời trang Uniqlo nổi tiếng, có quy mô doanh thu thứ 3 trên thế giới, công bố kế hoạch sẽ sớm mở cửa hàng tại thị trường Việt Nam.
Trong lĩnh vực thời trang, hãng thời trang NEM mới đây bị Vietinbank rao bán khoản nợ, năm ngoái công bố khoản đầu tư (không rõ giá trị) từ tập đoàn Stripe của Nhật Bản.
Một đại gia bán lẻ khác của Nhật là AEON trước đó cũng tuyên bố mở rộng AEON Mall bằng việc phát triển các sản phẩm có nhãn hàng riêng ở thị trường Việt Nam. Năm ngoái, đại gia này công bố kế hoạch mở thêm 2 trung tâm nữa ở Hải Phòng và hà Đông, dự kiến sẽ lên đến con số 20 đại siêu thị vào năm 2025.
Theo Nielsen, kênh bán lẻ hiện đại tăng tốc nhanh nhưng bán lẻ truyền thống vẫn chủ đạo
Trước đó, người Nhật cũng có khoản đầu tư vào cửa hàng Bibo Mart, hoạt động theo mô hình chuỗi bán lẻ đồ dùng cho mẹ và bé.
Ở phân khúc cửa hàng tiện lợi, đại gia GS25 của Hàn Quốc đã có mặt vào năm 2017, dự kiến tăng lên con số 2.500 cửa hàng trong vòng 10 năm tới. Đối thủ của GS25 chính là Family Mart và 7-Eleven, Ministop (Nhật Bản), B’s Mart của Thái Lan, Shop&Go (Singapore) và Circle K (Mỹ).
Trong khi đó, nhóm người chơi trong nước còn lại là VinMart+, Bách Hóa Xanh, CoopFood, Satra và thậm chí là CP (công ty sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm của Thái Lan) cũng có chủ trương mở cửa hàng bán lẻ.
Thông tin từ Central Group cho thấy năm 2017, doanh thu của Central Group Việt Nam đạt 4 tỷ Bath (tương đương hơn 122 triệu USD). Tương tự, thương hiệu AEON Mall của Nhật Bản mang lại hơn 5.136 tỷ đồng (tương đương 220 triệu USD), tăng trưởng 32% so với cùng kỳ. Những con số này cho thấy các đại gia ăn nên làm ra, không bõ công chi đậm tiền đã đầu tư.
Theo Nielsen, kênh bán lẻ hiện đại tăng tốc nhanh nhưng bán lẻ truyền thống vẫn là chủ đạo
Rất nhiều tổ chức đánh giá thị trường bán lẻ Việt Nam rất hấp dẫn. Theo A.T. Kearney, Chỉ số Phát triển Bán lẻ toàn cầu (GRDI) năm 2017 cho thấy tiềm năng bán lẻ của Việt Nam xếp thứ 6 trong số 30 nước đang phát triển trên thế giới.
Báo cáo mới đây của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen cũng nhận định Việt Nam là một trong những thị trường tiêu dùng lớn nhất ở châu Á, do dân số tăng nhanh và chi tiêu tiêu dùng gia tăng. Với dân số 96 triệu người, quy mô bán lẻ 110 tỷ USD vào năm 2016 được dự báo sẽ tăng lên 180 tỷ USD vào năm 2020.
Theo ông Msataka Sam Yoshida, Giám đốc điều hành cấp cao của Recof (Công ty tư vấn các thương vụ đầu tư giữa Nhật Bản và Việt Nam), các công ty Nhật Bản gần đây chuyển hướng sang hoạt động M&A trong lĩnh vực hàng tiêu dùng ở thị trường Việt Nam. “Khi thị trường tiến đến mốc trở thành thị trường tiêu dùng, các nhà đầu tư sẽ nhắm đến người tiêu dùng nhiều hơn là việc trở thành “cứ địa” sản xuất”, ông Yoshida lý giải.
Mật độ bán lẻ ở Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với các thành phố lớn trong khu vực
Với các cam kết về mở cửa thị trường và các Hiệp định thương mại tự do sắp ký kết, chắc chắn số lượng các nhà bán lẻ ngoại đổ về Việt Nam sẽ còn nhiều hơn, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt nhưng không chỉ là hàng hóa, mà đáng lưu ý chính là các mặt bằng bán lẻ - các chuyên gia nhận định. Để nhanh chóng chiếm lĩnh các mặt bằng bán lẻ, các đại gia ngoại sẽ không tiếc tiền mua lại những mặt bằng bán lẻ có sẵn, sở hữu bởi các công ty trong nước.
Theo đó, hàng hóa không phải là vấn đề lớn với các đại gia sản xuất này, quan trọng là kênh phân phối. Thực tế, Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN, thì Hàn Quốc và Nhật Bản lại dẫn đầu về dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
Trước đó, tỷ phú người Thái Lan, ông Charoen Sirivadhanabhakdi, đang Chủ tịch ThaiBev, mạnh dạn vay gần 5 tỷ USD để mua chi phối cổ phần Sabeco (công ty bia lớn nhất Việt Nam) và toan tính tăng tỷ lệ sở hữu ở Vinamilk (công ty sữa lớn nhất). Theo các chuyên gia, kênh phân phối trên thị trường Việt là một trong những yếu tố khiến các đại gia ngoại tự tin “móc hầu bao”.
Tuy nhiên, cũng lưu ý rằng không phải đại gia nào cũng sẽ thành công trong lĩnh vực bán lẻ. Chẳng hạn như trường hợp Parkson (Malaysia) kinh doanh thua lỗ nhiều năm rồi phải đóng cửa các trung tâm thương mại kinh doanh theo mô hình hàng hiệu, trong khi các trung tâm, cửa hàng mới xuất hiện theo mô hình mua sắm “một điểm đến”, tức hiện đại, nhiều món hàng và đủ dịch vụ. Các chuỗi cửa hàng tiện lợi sau những tuyên bố mở rộng thị trường đình đám, lên đến cả nghìn cửa hàng, nay cũng phải “chột dạ” tính toán lại.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.