VCCI: 'Quy chuẩn quốc gia về xử lý các chất được kiểm soát làm tăng chi phí cho doanh nghiệp'

Kỳ Thư - 03/04/2023 07:44 (GMT+7)

(VNF) -Tại văn bản góp ý dự thảo thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thu gom, vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát, VCCI nhấn mạnh nếu đi vào thực thi các quy định này sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Do đó, VCCI đề xuất ban soạn thảo cân nhắc ban hành quy chuẩn quốc gia về xử lý các chất được kiểm soát

VNF
VCCI: Quy chuẩn quốc gia về xử lý các chất được kiểm soát làm tăng chi phí cho doanh nghiệp

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thu gom, vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát.

Lý giải việc ban hành, cơ quan soạn thảo cho rằng, hiện nhu cầu của ngành lạnh và điều hòa không khí đang gia tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển.

Quy định của dự thảo vượt quá yêu cầu của Nghị định thư Montreal

Theo ước tính của Hội Lạnh quốc tế (IIR), lĩnh vực lạnh và điều hòa không khí tiêu thụ khoảng 20% tổng lượng điện năng thương phẩm trên toàn thế giới và môi chất lạnh phát thải trực tiếp khoảng 37% tác động đến quá trình nóng lên toàn cầu.

Việc ban hành quy chuẩn này nhằm thực thi Nghị định thư Montreal và Bản sửa đổi bổ sung Kigali. Theo đó, Việt Nam có nghĩa vụ cắt giảm 80% lượng tiêu thụ môi chất lạnh thuộc nhóm HFC vào năm 2045.

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), để thực hiện nghĩa vụ cắt giảm lượng chất được kiểm soát theo Nghị định thư Montreal, từ năm 2005, Việt Nam đã có chính sách hạn ngạch nhập khẩu các chất được kiểm soát được thể hiện tại Thông tư liên tịch 14/2005/TTLT-BTM-BTNMT và Thông tư liên tịch 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT.

Các văn bản này đều đưa ra lộ trình giảm dần hạn ngạch nhập khẩu theo đúng các cam kết quốc tế của Việt Nam. Từ năm 2005 đến nay, chỉ bằng chính sách hạn ngạch nhập khẩu, Việt Nam đã đáp ứng các nghĩa vụ quốc tế của mình theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP).

Theo Nghị định thư Montreal, lượng tiêu thụ các chất được kiểm soát của mỗi quốc gia được tính bằng lượng sản xuất cộng với lượng nhập khẩu và trừ đi lượng xuất khẩu. Như vậy, chỉ cần kiểm soát lượng sản xuất và nhập khẩu là đủ để thực hiện nghị định thư này. Nghị định thư này không phân biệt lượng tiêu thụ thành lượng được thu gom, lưu trữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý hay lượng không được thu gom, lưu trữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý.

Từ phân tích trên, VCCI cho rằng “việc Việt Nam đặt ra quy định về thu gom, lưu trữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát, bên cạnh các quy định về hạn ngạch đã đang và sẽ được thực thi, là vượt quá yêu cầu của Nghị định thư”.

Cân nhắc lại về sự cần thiết ban hành quy chuẩn kỹ thuật

Cũng theo VCCI, có thể cơ quan soạn thảo lấy lý do rằng các chất được kiểm soát nếu thoát ra ngoài khí quyển sẽ gây tác động đến toàn cầu, còn nếu được thu gom, lưu trữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý đúng cách thì sẽ không có tác động tiêu cực. Tuy nhiên, “cần xác định rõ rằng việc thu gom, lưu trữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý chỉ là một trong rất nhiều biện pháp để giảm lượng tiêu thụ chất được kiểm soát”.

Nếu tổng lượng tiêu thụ đã được nhà nước khống chế bằng hạn ngạch thì bản thân các doanh nghiệp và người dân sẽ phải tự cân đối, tìm cách tiết kiệm, tránh thất thoát khí HFC để có đủ lượng phục vụ cho nhu cầu. Khi đó, “Nhà nước không cần đặt ra nghĩa vụ pháp lý mới thì người dân và doanh nghiệp cũng sẽ tự biết cách để điều chỉnh cho phù hợp. Ngược lại, nếu hạn ngạch vẫn còn rộng rãi thì dù có quy định về trình độ chuyên môn hay máy móc, trang thiết bị thì người dân và doanh nghiệp cũng không có động lực để tránh thất thoát khí HFC”.

Dẫn chứng thực tế, VCCI chỉ rõ, hạn ngạch nhập khẩu các chất được kiểm soát của Việt Nam ngày càng giảm. Cụ thể, giai đoạn 2015 - 2019 được nhập khẩu 3.600 tấn thì giai đoạn 2020 - 2022 chỉ còn nhập khẩu 2.600 tấn. Dự kiến giai đoạn 2025 - 2029 hạn ngạch là 1.300 tấn và từ 2030 trở đi sẽ chỉ còn một lượng rất nhỏ.

Việc giảm hạn ngạch từ mức 3.600 tấn năm 2019 xuống 2.600 tấn năm 2020 đã khiến giá các loại khí được kiểm soát trên thị trường tăng gấp đôi. Nếu tiếp tục cắt giảm hạn ngạch khí được kiểm soát xuống 1.300 tấn vào năm 2025 thì chắc chắn giá các chất này sẽ tiếp tục tăng, có thể gấp đôi, thậm chí gấp ba lần hiện nay.

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp buộc phải tìm mọi cách để chống thất thoát khí HFC mà không cần bất kỳ một biện pháp quản lý nào khác của nhà nước, VCCI bình luận, đồng thời cho rằng khi vẫn áp dụng chính sách hạn ngạch, “việc lấy lý do cần phải thực thi Nghị định thư Montreal và Bản sửa đổi bổ sung Kigali để thuyết minh cho sự cần thiết ban hành quy chuẩn này là chưa thỏa đáng”.

Theo VCCI việc đưa ra quy chuẩn kỹ thuật này sẽ gây chi phí xã hội không cần thiết. Các yêu cầu về trang thiết bị như máy thu hồi, bình chứa, cân định lượng, bơm chân không, thiết bị kiểm tra rò rỉ, đồng hồ đo áp suất, đồng hồ đo điện và yêu cầu trình độ trung cấp hoặc có chứng chỉ đào tạo của kỹ thuật viên sẽ làm tăng đáng kể chi phí cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện lạnh, có thể lên tới 15 – 20% so với hiện nay.

Bên cạnh đó, việc thiếu vắng các kỹ thuật viên có đủ chứng chỉ có thể làm tăng chi phí và thời gian chờ đợi của khách hàng vào thời gian cao điểm trong năm (đầu mùa hè), đặc biệt là ở các khu vực xa trung tâm, vốn có ít nhà cung cấp ngành điện lạnh.

Từ những phân tích trên, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc lại về sự cần thiết ban hành quy chuẩn kỹ thuật này.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chung cư Hà Nội tăng giá mạnh: 'Không ai đủ sức thổi giá BĐS trong một thời gian dài'

Chung cư Hà Nội tăng giá mạnh: 'Không ai đủ sức thổi giá BĐS trong một thời gian dài'

(VNF) - Các chuyên gia bất động nhận định, thị trường bất động sản có sự tăng giá, nhất là căn hộ chung cư Hà Nội. Trao đổi với VietnamFinance.vn, ông Bạch Dương, Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, giá phản ánh cán cân cung – cầu của thị trường, không ai đủ sức “thổi giá” bất động sản trong một thời gian dài.

Chân dung nữ Phó Bí thư được giao điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang

Chân dung nữ Phó Bí thư được giao điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang

(VNF) - Bà Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy được phân công tạm thời điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang.

Đại án ngành đăng kiểm: 215 luật sư tham gia bào chữa

Đại án ngành đăng kiểm: 215 luật sư tham gia bào chữa

(VNF) - Viện Kiểm sát Nhân dân TP. HCM đã ban hành cáo trạng số 252/CT-VKS-P3, chuyển hồ sơ sang Tòa án Nhân dân cùng cấp để xét xử vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam. Vụ án có số lượng hồ sơ lớn với hơn 286.070 bút lục và sự tham gia bào chữa của 215 luật sư.

Đón đầu Sân bay Long Thành, tính mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành lên 10 làn xe

Đón đầu Sân bay Long Thành, tính mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành lên 10 làn xe

(VNF) - Tại cuộc họp về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành, thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành là vấn đề cấp thiết, bảo đảm đồng bộ với các quy hoạch hạ tầng giao thông, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Khám phá tàu hỏa '5 sao' mới nhất Việt Nam

Khám phá tàu hỏa '5 sao' mới nhất Việt Nam

Hành khách đi tàu chất lượng cao SE21/22 (Sài Gòn - Đà Nẵng) sẽ được trải nghiệm những dịch vụ "cao cấp" chưa từng có trước đây.

Đề xuất Ủy viên Bộ Chính trị được thuê biệt thự công vụ 450-500 m2

Đề xuất Ủy viên Bộ Chính trị được thuê biệt thự công vụ 450-500 m2

(VNF) - Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư được bố trí cho thuê biệt thự công vụ, diện tích đất khuôn viên 450-500m2; kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất là 350 triệu đồng.

Nhận diện Lý Hải Production: DN giúp Lý Hải thành đạo diễn nghìn tỷ với series phim 'Lật mặt'

Nhận diện Lý Hải Production: DN giúp Lý Hải thành đạo diễn nghìn tỷ với series phim 'Lật mặt'

(VNF) - Mới đây, Lý Hải trở thành đạo diễn Việt Nam tiếp theo có doanh thu 1.000 tỷ đồng. Đứng sau sự thành công này chính là Công ty TNHH Lý Hải Production - nhà sản xuất series phim 'Lật mặt'.

Đơn hàng mới tăng mạnh, DN kỳ vọng chu kỳ tăng trưởng mới

Đơn hàng mới tăng mạnh, DN kỳ vọng chu kỳ tăng trưởng mới

(VNF) - Theo Báo cáo Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 4/2024, nhờ số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh giúp sản lượng tăng trở lại.

Đề xuất quy định về áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam

Đề xuất quy định về áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Thông tư quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Hết tâm lý chờ đáy, nhà đầu tư sẵn sàng chi tiền mua bất động sản?

Hết tâm lý chờ đáy, nhà đầu tư sẵn sàng chi tiền mua bất động sản?

Nhà đầu tư đã thể hiện tâm lý tích cực hơn, nhưng giá bất động sản và mức lãi suất cho vay mua nhà thả nổi sau thời gian ưu đãi vẫn còn những

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.