'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Khoản 1 Điều 18 dự thảo quy định giá sử dụng các dịch vụ công cộng, tiện ích được xác định trên nguyên tắc thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ và chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Trường hợp không thỏa thuận được, “chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có trách nhiệm báo cáo ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý theo quy định của pháp luật”.
Với quy định này, VCCI đặt câu hỏi: “Không rõ ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ đưa ra hướng xử lý như thế nào trong trường hợp này bởi theo quy định tại khoản 2 Điều 18 dự thảo, chủ đầu tư sẽ đăng ký khung giá sử dụng các dịch vụ công cộng, tiện ích chung trong khu công nghiệp với Sở Công Thương.
“Nhà nước sẽ không can thiệp vào việc định giá này (trừ trường hợp, khung giá tăng trên 10% thì phải giải trình về việc thay đổi). Như vậy, chủ đầu tư sẽ thỏa thuận giá dựa trên khung giá đã đăng ký này. Trường hợp không thỏa thuận được, không rõ ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ đưa ra hướng xử lý như thế nào (quyết định giá cho các bên?) và cơ sở đâu để ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý? 'Quy định của pháp luật' là quy định tại văn bản nào? Việc ủy ban nhân dân cấp huyện can thiệp vào việc thỏa thuận giá của chủ đầu tư và tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ là chưa hợp lý”, VCCI nhấn mạnh.
Do đó, VCCI đề nghị ban soạn thảo bỏ quy định “trường hợp không thỏa thuận được, chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý theo quy định của pháp luật”.
Về mặt kỹ thuật soạn thảo, theo VCCI, khoản 2 Điều 18 dự thảo quy định chủ đầu tư phải “đăng ký khung giá sử dụng dịch vụ công cộng, tiện ích với Sở Công Thương trên địa bàn, đăng ký lại và giải trình về sự thay đổi của khung giá với Sở Công Thương nêu tăng trên 10% so với khung giá đã đăng ký”.
VCCI cho rằng việc sử dụng cụm từ “đăng ký khung giá” khiến cho quy định đang không rõ đây là biện pháp “đăng ký giá” hay “kê khai giá” theo quy định của pháp luật về giá.
Theo lý giải của VCCI, “đăng ký giá” là “việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lập, phân tích việc hình thành mức giá và gửi biểu mẫu thông báo giá cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi định giá, điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá trong thời gian nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá”.
Cũng theo VCCI, “kê khai giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gửi thông báo mức giá hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi định giá, điều chỉnh giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kê khai giá”.
“Với tính chất của hai quy định này thì quy định tại khoản 2 Điều 18 dự thảo phù hợp với biện pháp 'kê khai giá' hơn là 'đăng ký giá', đề nghị ban soạn thảo điều chỉnh lại thuật ngữ để tránh việc áp dụng thiếu thống nhất trong thực tế áp dụng”, VCCI nhận định.
Về nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, theo khoản 6 Điều 20 dự thảo, chủ đầu tư phải “thực hiện chế độ báo cáo định kỳ tình hình hoạt động của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan theo quy định”.
VCCI cho rằng quy định này là chưa đủ rõ ràng ở tần suất báo cáo (định kỳ được hiểu là hàng năm, tháng, quý hay 6 tháng) và cơ quan nhận bảo cáo (cơ quan liên quan là cơ quan nào). Điều 72 Luật Đầu tư 2020 đã quy định về nghĩa vụ báo cáo đầu tư của các chủ đầu tư thực hiện dự án.
Do đó, VCCI đề nghị ban soạn thảo rà soát quy định này để tránh việc quy định chưa thống nhất với pháp luật về đầu tư và tạo gánh nặng về chi phí tuân thủ cho các chủ đầu tư.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.