Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Nhận định trong báo cáo "Tác động của dòng vốn ngoại đến TTCK Việt Nam" vừa công bố mới đây, Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam (VFCA) cho hay dòng tiền của khối ngoại được coi là một chỉ dấu quan trọng cho xu hướng thị trường. Tùy từng thời điểm, dòng tiền này tạo ra lực cung – lực cầu rất lớn, là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tăng trưởng của thị giá cổ phiếu nói riêng, chỉ số chứng khoán cũng như mặt bằng định giá toàn thị trường nói chung.
Theo VFCA, nhà đầu tư đang cảm nhận cực kỳ rõ rệt về điều này trong năm 2020, khi khối ngoại bán ròng hàng chục phiên liên tiếp, là tác nhân chính đẩy VN-Index giảm khoảng 30% trong quý I. Nguồn cơn của việc rút vốn lớn này không đâu khác tới từ đại dịch Covid-19 bùng phát khiến rủi ro của thị trường chứng khoán toàn cầu gia tăng.
Nhìn lại, đầu năm 2020, khối ngoại mua ròng tích cực trên thị trường, cũng đồng pha đưa VN-Index tiến sát vùng 1.000 điểm trước Tết Âm lịch. Tuy nhiên sau khi đại dịch Covid-19 có dấu hiệu bùng phát và có thể là thiên nga đen đối với nền kinh tế toàn cầu, khối ngoại quay đầu bán ròng liên tiếp.
Tình trạng bán tháo cổ phiếu gần như không chừa thị trường nào, từ Mỹ đến châu Âu rồi châu Á.
Cũng giống như nhiều lần trước đó, mỗi khi rủi ro tăng cao, dòng vốn ngoại lại ưu tiên rút ra khỏi các thị trường mới nổi. Xét ở các nước châu Á, nhiều thị trường bị khối ngoại bán ròng mạnh hơn so với giai đoạn khủng hoảng tài chính thập kỷ trước. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Giao dịch thụ động từ nhóm ETF cũng là "giọt nước tràn ly", điển hình như trong tháng 3 vừa rồi, vào ngày 19 và 20/03, 2 quỹ ETF nước ngoài sở hữu lượng tài sản ròng lớn nhất tại thị trường Việt Nam thực hiện cơ cấu. Trong tuần giao dịch đó, VN-Index đã giảm tới hơn 50 điểm, tương ứng với gần 7%.
"Khi quy mô của khối ngoại trên thị trường ngày càng phình to thì cho dù không phải trong thời kỳ dịch bệnh hoành hành như hiện nay, việc mua bán của các quỹ đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài đã tạo nên ảnh hưởng không nhỏ lên TTCK Việt Nam, bất kể đó là giao dịch của các quỹ đầu tư thụ động ETF hay giao dịch của các quỹ đầu tư chủ động", chuyên gia của VFCA nêu quan điểm.
VFCA cho rằng áp lực từ hành vi của khối ngoại đang là rủi ro bao trùm TTCK Việt Nam hiện nay. Tuy vậy, nhìn rộng ra trong dài hạn, khi nhóm nhà đầu tư này trở lại với thị trường lúc dịch bệnh và nền kinh tế ổn định trở lại thì đây lại là nguồn lực cực kỳ quan trọng để đưa VN-Index hồi phục về vùng điểm cân bằng.
Trong số các “điểm đến” của dòng tiền sau đại dịch, hiệp hội này tin rằng Việt Nam luôn là nơi hấp dẫn bậc nhất trong nhóm thị trường cận biên và mới nổi.
Thêm vào đó, các quỹ đầu tư tài chính luôn có áp lực giải ngân thay vì giữ tiền mặt quá lâu. Do đó, trong dài hạn, nguồn tiền đang đứng ngoài này sẽ trở thành động lực quan trọng góp phần giúp VN-Index có những nhịp hồi phục mạnh mẽ, khi nền kinh tế trở lại với chu kỳ tăng trưởng.
"Mỗi lần kinh tế vĩ mô của Việt Nam trở lại đường ray tăng trưởng sau những biến cố vĩ mô, dòng tiền khối ngoại cũng nhanh nhạy, lập tức phân bổ trở lại và là một trong những thành tố đóng góp vào những điểm đảo chiều quan trọng", báo cáo của VFCA nhấn mạnh.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.