'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 4/11, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức tọa đàm “Huy động nguồn lực xã hội đầu tư cảng hàng không và những bài học kinh nghiệm".
Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải), cho biết nhu cầu vốn đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không giai đoạn 2021-2030 là khoảng 403.106 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cân đối được khoảng 265.150 tỷ đồng; Bộ Giao thông Vận tải cân đối được 9.841 tỷ đồng và sẽ cần huy động xã hội hóa thêm khoảng 128.115 tỷ đồng.
Mặc dù nhu cầu huy động nguồn vốn xã hội là rất lớn, nhưng thực tế việc thu hút đầu tư vào các cảng hàng không lại chưa thực sự được chú trọng, nhiều nhà đầu tư đến rồi lại đi.
Lý giải về nguyên nhân của tình trạng này, ông Dũng cho biết thủ tục đầu tư vào hạ tầng hàng không phức tạp hơn rất nhiều các lĩnh vực khác, chẳng hạn như việc phải tiến hành kiểm tra, đánh giá vùng trời, phương thức bay, quy hoạch của địa phương, báo cáo đánh giá tác động môi trường...
Đối với các cảng hàng không mới, ông Dũng cho rằng phương án tài chính khi đầu tư theo phương thức PPP thường khó hấp dẫn nhà đầu tư do thời gian hoàn vốn kéo dài (trung bình từ 40-50 năm), do đó cần sự hỗ trợ rất lớn của nhà nước.
Còn đối với các cảng hàng không do ACV đang khai thác, một số khó khăn vướng mắc khi thực hiện huy động vốn đầu tư như đầu tư công trình trên đất và tài sản do quốc phòng quản lý; xử lý tài sản của ACV, tài sản do quân sự quản lý...
Ngoài yếu tố kỹ thuật, ông Dũng cũng cho rằng trước đây lĩnh vực hàng không chỉ gói gọn trong nhóm các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, nay việc mở rộng các đối tượng đầu tư đòi hỏi các chính sách pháp luật cũng cần phải điều chỉnh.
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đánh giá tất cả những nguyên nhân này làm cho tiến trình chuẩn bị đầu tư của các dự án hạ tầng giao thông kéo dài hơn và phần nào làm nản lòng các nhà đầu tư.
Cũng tại tọa đàm, đánh giá về việc ngày càng có nhiều địa phương và nhà đầu tư đề xuất xin được bổ sung quy hoạch cảng hàng không địa phương vào quy hoạch cảng hàng không của cả nước, ông Phạm Văn Hảo, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho rằng đây là xu thế.
Theo ông Hảo, việc đầu tư cảng hàng không không phải chỉ 1-2 năm là thu hồi được vốn và có lãi ngay được. Tuy vậy, việc các nhà đầu tư quan tâm, biết thời gian hòa vốn có thể rất dài nhưng vẫn mạnh dạn đầu tư là tín hiệu rất đáng mừng.
Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cũng cho biết đã được khoảng 10 kiến nghị, đề xuất của UBND các tỉnh về xã hội hóa cảng hàng không, sân bay. Cục sẽ làm việc trực tiếp với các địa phương để đánh giá, chuẩn bị báo cáo lên Thủ tướng.
Phát biểu tại tọa đàm, ông Phạm Ngọc Sáu, Giám đốc cảng hàng không Vân Đồn đưa ra một loạt kiến nghị để thu hút các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực hạ tầng hàng không.
Cụ thể, theo ông Sáu, cơ quan quản lý cần phải tạo được hành lang pháp lý, chính sách rõ ràng để các nhà đầu tư yên tâm. Hiện tại, các văn bản quy phạm pháp luật chưa có gì liên quan đến mảng đầu tư tư nhân trong hoạt động hàng không.
"Có một số quy định dù nhỏ nhưng cũng có thể tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư. Tất cả đều nên đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật như trong luật, thông tư, nghị định để khi triển khai tất cả đã có sẵn, chúng ta cứ thế là làm", ông Sáu nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Sáu cho rằng với các địa phương có nhu cầu đầu tư, đặc biệt những nơi đã có các nhà đầu tư mong muốn tham gia thì không có lý do gì để không đưa vào hệ thống đầu tư. Việc đầu tư cảng hàng không sẽ đem lại lợi ích kinh tế - xã hội cho địa phương rất nhiều.
Ngoài ra, Giám đốc cảng hàng không Vân Đồn cũng cho rằng khi triển khai đầu tư cảng hàng không mới có rất nhiều vướng mắc. Để tháo gỡ những vướng mắc này cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương.
"Như với cảng hàng không Vân Đồn, việc bàn giao tháp không lưu năm xưa đã mất đến hơn 3 năm", ông Sáu lấy ví dụ.
Cuối cùng, ông Sáu cho rằng cần có những chính sách khuyến khích để các nhà đầu tư có những hợp đồng trọn gói, tạo sự đồng bộ, dễ đầu tư hơn, tránh việc xé lẻ. Đồng thời, những thông tin về dự án đầu tư cần được cung cấp rộng rãi tới nhà đầu tư để họ dễ nghiên cứu.
Cũng tham gia ý kiến tại tọa đàm, đại diện hãng hàng không Vietjet Air thì cho biết đang có nhiều dự án để đề xuất với Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không Việt Nam và các địa phương. Điều mà nhà đầu tư cần là những lộ trình, cũng như tính công khai, minh bạch.
Đại diện Vietjet Air cho rằng lộ trình như hiện này là quá chậm, các vấn đề rất mù mờ. Ví dụ như cảng hàng không Vân Đồn, nếu không có sự quyết liệt của Thủ tướng (lúc đó đang là Bí thư tỉnh Quảng Ninh) thì sẽ không thể sớm có cảng hàng không Vân Đồn như bây giờ.
Tương tự, đại diện Vietjet Air cho biết với cảng hàng không Sa Pa, doanh nghiệp này đã chọn vị trí từ 30 năm trước, nhưng lại không có lộ trình để thực hiện.
"Hay như việc chỉ xin đầu tư những hạng mục thiết yếu để sửa chữa tàu bay tại cảng hàng không Cam Ranh, nhưng gần 10 năm nay cũng không làm được vì địa phương không có thẩm quyền", đại diện Vietjet Air nhấn mạnh.
Từ những ví dụ này, Vietjet Air cho rằng việc giao cho các địa phương là cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục đầu tư là một nét mời vì chỉ có địa phương mới thấu hiểu sự cần thiết hay không của việc đầu tư cảng hàng không, dù là đầu tư mới hay nâng cấp hạ tầng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.