Vì sao tăng trưởng kinh tế ở các 'đầu tàu' thấp?

Duy Quang - Ngô Tùng - 04/04/2023 08:17 (GMT+7)

Nhiều địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như TPHCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu… tăng trưởng thấp, thậm chí là âm do yếu tố ngoại lực. Để thúc đẩy tăng trưởng, cần phải khơi thông tín dụng.

VNF
Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã có độ mở lớn nên thị trường thế giới lao dốc thì ảnh hưởng ngay đến các doanh nghiệp trong nước (Ảnh: Duy Quang).

Đáng báo động

Nói về việc TP. HCM chỉ tăng trưởng 0,7% trong quý I/2023, TS Trần Du Lịch, Ủy viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, khẳng định tình hình thực tế quý I diễn biến xấu hơn dự báo. Tuy nhiên, mức tăng trưởng của TP. HCM trong quý I chỉ 0,7% là điều bất ngờ.

Về nguyên nhân khách quan, ông Lịch cho rằng, thật không may khi nền kinh tế TP. HCM gặp phải hai tác động lớn, gồm bên ngoài chịu biến động của thị trường tài chính thế giới, còn trong nước trải qua việc chấn chỉnh lại thị trường bất động sản, tài chính.

“Hai yếu tố này cộng hưởng và làm cho TP. HCM cực kỳ khó khăn. Hơn nữa, TP. HCM lại là địa bàn chịu tác động 2 yếu tố này mạnh nhất cả nước”, chuyên gia kinh tế này nhấn mạnh và cho biết, vào quý IV/2022 ông đã có dự báo và trao đổi những điều này.

Ông Lịch cũng bày tỏ sự không hài lòng khi giải ngân đầu tư công quý I chỉ đạt 2% so với kế hoạch. “Mới đây, gặp 40 doanh nghiệp ngành xây dựng, họ nói với tôi, TP. HCM không có gì để làm, mọi thứ đứng tại chỗ. Chúng ta phải nhìn thẳng vấn đề này để tìm cách giải quyết”, ông Lịch nói.

Trao đổi với Tiền Phong, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận định, tốc độ tăng trưởng cả nước quý I năm nay đạt 3,32% và nhiều địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thấp là do dư âm từ những khó khăn trước đây. Cụ thể, như chuỗi cung ứng toàn cầu bị khó khăn ngay từ những năm có đại dịch Covid-19 cho đến nay vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Gần nhất là từ năm 2022, thị trường tài chính toàn cầu đã gặp khủng hoảng và từ đó tác động đến Việt Nam.

Điều đó thể hiện qua việc thị trường chứng khoán đã sụt giảm mạnh và gần cả năm qua, VN-Index vẫn loanh quanh ở ngưỡng 1.000 điểm, chưa thể tăng trở lại. Thị trường trái phiếu “đóng băng”, nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng bị hạn chế. Thị trường bất động sản bất động “đứng hình” đã tác động đến hàng trăm ngành nghề kinh doanh khác. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã có độ mở lớn nên thị trường thế giới lao dốc thì ảnh hưởng ngay đến các doanh nghiệp trong nước, lượng đơn hàng giảm mạnh từ giữa năm 2022 kéo dài đến nay.

Theo ông Hiếu, trên thực tế, kinh tế TP. HCM đi xuống dễ dàng nhìn thấy. Chuyên gia này dẫn chứng, cảng Cát Lái vốn chiếm 40% lượng hàng container cả nước nhưng thời gian qua hoạt động xuất nhập khẩu giảm mạnh khiến công suất cảng chỉ còn dưới 50%. Hàng loạt doanh nghiệp sa thải hàng ngàn lao động do thiếu đơn hàng. Lượng khách du lịch đến Việt Nam còn thấp, loạt mặt bằng ở trung tâm TP. HCM vẫn treo bảng cho thuê.

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM cho biết, các doanh nghiệp đang cố cầm cự để đảm bảo hoạt động, do đó kiến nghị Ngân hàng Nhà nước có chính sách hỗ trợ kịp thời dòng vốn lưu động, chấp nhận cho họ tín chấp bằng vật tư, nguyên liệu.

Giải ngân đầu tư công như “vốn mồi”

Để thúc đẩy tăng trưởng, TS Trần Du Lịch cho rằng TP. HCM phải gỡ hấp thụ vốn, giải ngân đầu tư công, đầu tư tư nhân và minh bạch điều này để tạo niềm tin cho doanh nghiệp.

“Khi doanh nghiệp có niềm tin thì chúng ta mới phát triển. Bối cảnh quý I này thuận lợi hơn quý I/2022 nên tình hình có thể khởi sắc hơn từ quý III. Do đó, TP. HCM cần chuyển biến thật sự trong giải quyết những vấn đề tồn đọng nhiều năm và những vấn đề mới phát sinh”, ông Lịch nói.

Theo TS Phạm Thị Thanh Xuân, Trường đại học Kinh tế - Luật TP. HCM, kết quả tăng trưởng quý I của TP. HCM đã được dự liệu từ trước nên không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, kết quả này khiến áp lực tăng trưởng dồn lên quý II và quý III/2023. Do đó, TP. HCM phải chuẩn bị các kịch bản, giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng các quý sau.

Để thúc đẩy tăng trưởng năm nay, TP. HCM đặt trọng tâm giải ngân vốn đầu tư công đóng vai trò là “vốn mồi” cho nền kinh tế vừa kích thích tiêu dùng, vừa kích thích đầu tư. Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản cả phía cung và cầu cũng là một giải pháp để khơi thông nguồn lực vốn.

Tương tự, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận định, các tỉnh thành trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn hy vọng có sự phục hồi trong 2 quý sắp tới. Việc cơ cấu lại nền kinh tế, kiến tạo môi trường phát triển là nhóm giải pháp dài hạn, phải có chiến lược lâu dài. Còn trước mắt, để kinh tế khôi phục trở lại thì tập trung thúc đẩy đầu tư công và nới lỏng chính sách tiền tệ.

Theo ông Hiếu, trong bối cảnh thị trường xuất khẩu khó khăn, phải kích thích thị trường nội địa bằng cách tạo ra công ăn việc làm cho cộng đồng doanh nghiệp, gỡ vướng cho thị trường bất động sản, nhanh chóng giải ngân để khởi công những dự án trọng điểm. Quan trọng nhất là phải mở room tín dụng, đưa lãi suất về mức thấp để bơm tiền vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó kích thích, tạo việc làm để có tiêu dùng và phục hồi nền kinh tế.

Sau khi Tổng cục Thống kê công bố tăng trưởng GDP quý I/2023 ước đạt 3,32%, Ngân hàng UOB của Singapore đã hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống còn 6% trong năm nay, thấp hơn mục tiêu 6,5% mà Chính phủ Việt Nam đặt ra. Lý do là tăng trưởng GDP thực tế trong quý I/2023 giảm sâu xuống mức 3,32%, từ mức 5,92% trong quý IV/2022 và rất thấp so với dự báo chung.

Theo TPO
Cùng chuyên mục
Đại hạ giá khoản nợ liên quan con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh

Đại hạ giá khoản nợ liên quan con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh

(VNF) - Agribank hạ giá các khoản nợ liên quan con trai Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh mà ngân hàng đã rao bán nhiều lần nhưng chưa thành công.

Thu nhập trên 9 triệu không được vay ưu đãi, công nhân dễ sa vào tín dụng đen

Thu nhập trên 9 triệu không được vay ưu đãi, công nhân dễ sa vào tín dụng đen

(VNF) - Những quy định tại Thông tư 33/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ 1/7/2024 khiến nhiều công nhân có thu nhập từ 9 triệu đồng/tháng khó khăn khi vay vốn lãi suất thấp tại Tổ chức Tài chính Vi mô (CEP).

Tổng công ty Thăng Long: Sử dụng tài liệu giả, bị loại khỏi gói thầu 300 tỷ

Tổng công ty Thăng Long: Sử dụng tài liệu giả, bị loại khỏi gói thầu 300 tỷ

(VNF) - Tổng công ty Thăng Long - CTCP vừa bị phát hiện sử dụng tài liệu giả để tham gia Gói thầu số 12 Thi công xây dựng công trình thuộc Dự án xây dựng đường Tỉnh lộ 155 đoạn từ cầu Móng Sến đến Sa Pa (Km13+800 - Km20+272) trị giá hơn 300 tỷ đồng tại tỉnh Lào Cai.

Trình Quốc hội quyết định lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Trình Quốc hội quyết định lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương

(VNF) - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất về việc trình Quốc hội xem xét, quyết định thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương tại kỳ họp thứ 8.

Hàng loạt tỷ phú top đầu thế giới đi du thuyền đến Hạ Long dự hội

Hàng loạt tỷ phú top đầu thế giới đi du thuyền đến Hạ Long dự hội

(VNF) - Hàng trăm đại gia là triệu, tỷ phú châu Âu và châu Á sẽ dự Lễ hội “Nghệ thuật vì khí hậu” tại Hạ Long vào tháng 1/2025, nhiều người sẽ đến bằng du thuyền.

Bảo vệ CEO tỷ phú: Khoản chi lên tới hàng chục triệu USD/năm của các tập đoàn

Bảo vệ CEO tỷ phú: Khoản chi lên tới hàng chục triệu USD/năm của các tập đoàn

(VNF) - Bảo vệ sự an toàn cho các CEO không còn là câu chuyện xa lạ đối với các tập đoàn lớn. Đặc biệt trong số đó, các công ty công nghệ được đánh giá là có khoản chi mạnh tay nhất khi sẵn sàng bỏ ra hàng triệu USD/năm chỉ để giữ cho CEO của họ không vướng vào nguy hiểm.

Loạt dự án hạ tầng nghìn tỷ thay đổi diện mạo huyện Đông Anh

Loạt dự án hạ tầng nghìn tỷ thay đổi diện mạo huyện Đông Anh

(VNF) - Nhiều dự án hạ tầng sắp được triển khai tại huyện Đông Anh (Hà Nội) trong bối cảnh sắp lên quận trong năm 2025 kỳ vọng làm thay đổi diện mạo khu vực này.

Xô đổ kỷ lục, xuất khẩu sầu riêng thu khoản tiền lớn nhất lịch sử

Xô đổ kỷ lục, xuất khẩu sầu riêng thu khoản tiền lớn nhất lịch sử

(VNF) - Người dân Trung Quốc chi hàng tỷ USD mỗi năm mua sầu riêng còn Việt Nam trúng lớn nhờ xuất khẩu. Số tiền thu về từ bán loại quả này trong 9 tháng năm 2024 ước lên tới 2,5 tỷ USD, kỷ lục chưa từng có trong lịch sử.

Huy động tiền gửi 6%, vì sao ngân hàng phát hành TP lãi suất 8,2%/năm?

Huy động tiền gửi 6%, vì sao ngân hàng phát hành TP lãi suất 8,2%/năm?

(VNF) - Nhiều ngân hàng phát hành trái phiếu với lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm, có ngân hàng tới 8,2%/năm nhằm đảm bảo nguồn vốn, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn.

Dòng vốn ESG bùng nổ nghìn tỷ USD, Việt Nam mới có 1 quỹ 14 triệu USD

Dòng vốn ESG bùng nổ nghìn tỷ USD, Việt Nam mới có 1 quỹ 14 triệu USD

(VNF) - Quy mô tài sản các quỹ đầu tư phát triển bền vững ESG tại khu vực châu Á tăng hơn 10 lần trong một thập kỷ qua, đạt hơn 58.000 tỷ USD. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có một quỹ đầu tư ESG khoảng 14 triệu USD.