'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Giá vàng nhẫn lập kỷ lục, thị trường khan hiếm
Giá vàng nhẫn tăng sốc từ đầu tuần, lên trên 66 triệu đồng/lượng, xô đổ kỷ lục lập trước ngày vía Thần tài.
Ngày 28/2, giá vàng nhẫn trơn 24k trong nước (còn gọi là vàng 9999) tăng giá mạnh bất chấp giá vàng thế giới đi ngang.
Cụ thể, tại Bảo Tín Minh Châu và Bảo Tín Mạnh Hải, giá mua vào vàng nhẫn tròn trơn có thời điểm đã lên quanh mức 65,23 triệu đồng/lượng, trong khi giá bán ra lên 66,33 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.
Tương tự, ở các thương hiệu khác, giá vàng nhẫn trơn 24k lên mức cao nhất lịch sử.
Trong đó, Tập đoàn DOJI niêm yết cuối phiên 28/2 ở mức giá 64,85-66,05 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Vàng bạc đá quý Sài Gòn chốt phiên ở mức 63,95-65,15 triệu đồng/lượng.
Không chỉ vàng nhẫn 24k mà các loại vàng nữ trang khác ngày 28/2 cũng tăng giá. Trong đó, vàng nữ trang 18k lên giá 47,2-48,6 triệu đồng/lượng, tăng 400 nghìn đồng/lượng so với hôm trước đó.
Tính từ đầu năm 2024 đến nay, giá vàng nhẫn trơn đã tăng khoảng 3 triệu đồng/lượng. Nếu mua vào cuối năm ngoái và bán ra thời điểm này, nhà đầu tư tạm lãi khoảng 2 triệu đồng/lượng (do chênh lệch giá mua - bán ở cửa hàng vàng duy trì ở mức 1-1,3 triệu đồng/lượng). Theo đó, nhà đầu tư có lãi khoảng 3% sau 2 tháng, cao hơn nhiều so với gửi tiết kiệm ngân hàng.
Trước đó, năm 2023, giá vàng nhẫn trơn cũng đã tăng giá rất mạnh. Vào tháng 2 năm 2023, loại vàng này được giao dịch ở mức 53-54 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn bắt đầu tăng nhanh từ cuối tháng 10 năm ngoái. Đến cuối năm 2023, giá vàng nhẫn trơn tăng lên 63-64 triệu đồng/lượng.
Còn tính từ tháng 2 năm ngoái đến nay, giá vàng nhẫn trơn đã tăng tới 12 triệu đồng/lượng, tương đương tăng hơn 22% sau tròn 1 năm. Mức sinh lời này cũng cao hơn so với nắm giữ vàng SJC (tăng 18% trong 1 năm qua).
Giá vàng nhẫn cũng ngày càng nới rộng cách biệt với thế giới. Trước đây, giá vàng nhẫn luôn ngang bằng hoặc chỉ cao hơn khoảng 1-2 triệu đồng so với thế giới thì hiện chênh lệch cũng bị đẩy lên cao 5-6 triệu đồng mỗi lượng.
Nhẫn tròn trơn lên đỉnh và vênh cao so với thế giới trong bối cảnh nguồn cung hạn chế, còn doanh nghiệp ngại rủi ro khi mua vàng nguyên liệu.
Nhiều người xem vàng nhẫn là một kênh đầu tư sinh lời. Ngay từ những ngày gần Tết Nguyên đán, không ít khách hàng đã tăng mua vàng nhẫn để kiếm lời. Sức mua tăng khiến số lượng vàng nhẫn tại các cửa hàng hiện không còn nhiều, thậm chí rơi vào tình trạng cháy hàng.
Tại một số cửa hàng vàng lớn tại Hà Nội và TP.HCM vài ngày nay diễn ra việc tạm hết vàng miếng, vàng nhẫn loại 1 chỉ, 5 phân.
Nhân viên tại một số cửa hàng kinh doanh vàng lớn cho biết, một tuần trở lại đây, nhiều khách hàng tìm mua loại vàng nhẫn, vàng miếng loại dưới 1 chỉ. Sau ngày vía Thần Tài, các mặt hàng trên tương đối hiếm, lượng khách mua vào nhiều hơn bán ra, mỗi chi nhánh cửa hàng chỉ còn vài chỉ lẻ, thậm chí là không còn hàng để bán.
Nhiều cửa hàng không kinh doanh hoặc có rất ít nhẫn tròn trơn 24K. Một số khách tới hỏi mua nhưng bỏ về hoặc chuyển qua loại vàng khác khi nhân viên cho biết phải tới đầu tháng 3 mới có hàng trở lại.
Thương hiệu vàng lâu đời Mi Hồng (TP.HCM) dịp vía Thần Tài vừa qua cũng giới hạn mỗi người mua tối đa một chỉ. Theo đại diện cửa hàng, do nguồn nhẫn trơn không dồi dào như các năm trước.
Vì sao vàng nhẫn tăng cao, khan hiếm?
Giới chuyên gia nhận định, trong bối cảnh lãi suất gửi tiết kiệm của hầu hết ngân hàng duy trì ở mức dưới 5%/năm, nhiều người dân đã chọn vàng là kênh đầu tư, tích trữ tài sản, với kỳ vọng tăng giá lâu dài. Điều này khiến giá kim loại quý trong nước những ngày qua liên tiếp duy trì ở mức cao.
Trong bối cảnh cơ quan quản lý đang chuẩn bị sửa Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, được cho sẽ có tác động lớn nhất đến thị trường vàng miếng, nhiều người càng có tâm lý mua vàng nhẫn, vàng trang sức bởi cho rằng sẽ ít rủi ro hơn.
Nhiều người lo ngại nếu Ngân hàng Nhà nước thay đổi chính sách quản lý thị trường vàng, xem xét lại việc độc quyền, giá vàng SJC có thể giảm mạnh, về gần hơn so với giá thế giới quy đổi.
Vì thế, nhiều người chuyển dịch từ mua vàng miếng sang vàng nhẫn trong thời gian chờ đợi các quy định mới về việc có độc quyền vàng miếng SJC hay không hoặc các cách thức can thiệp để giảm chênh lệch giá vàng miếng so với thế giới.
Cùng với việc tích trữ vàng miếng SJC thì nắm giữ vàng nhẫn trơn 24k là thói quen của nhiều người Việt Nam. Đặc biệt trong vài năm gần đây khi chênh lệch giá vàng SJC với giá vàng quốc tế quá lớn, nhiều người đã chuyển sang tích luỹ tài sản bằng vàng nhẫn trơn 24k.
Bên cạnh đó, thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán, nhiều người tổ chức đám cưới, nhu cầu loại vàng này tăng cao.
Vì vậy, trong gần 2 tháng đầu năm 2024, giá vàng nhẫn và vàng trang sức đang có xu hướng leo cao so với vàng miếng SJC.
Theo PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, giảng viên Đại học Kinh tế TP.HCM, việc vàng nhẫn, vàng miếng khan hiếm sau ngày vía Thần Tài là chuyện bình thường, năm nào cũng diễn ra.
Về cơ bản, các loại vàng 5 phân, 1 chỉ thường phục cho ngày trên, còn ngày thông thường các cửa hàng sẽ tập trung bán vàng trang sức.
Vì người dân không có nhu cầu mua thì các "nhà vàng" không nhập về nhiều để bán. Do đó thị trường có phần khan hiếm các sản phẩm dưới 1 chỉ cũng không phải việc quá khó hiểu.
Đồng quan điểm, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, tình trạng giá vàng tăng và vàng khan hiếm sau dịp Tết Nguyên đán là hết sức bình thường và đã diễn ra trong nhiều năm nay.
“Dịp đầu năm có ngày vía Thần Tài và một số hộ gia đình, cá nhân có thêm thu nhập nên lượng người mua vàng theo đó cũng tăng một cách đáng kể. Lượng mua vào nhiều thì ắt hẳn vàng sẽ khan hiếm”, ông cho hay.
Ông Thịnh nhận định đây không hẳn là chiêu trò “ghim hàng, thổi giá” của các nhà vàng trước thời điểm Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng miếng được sửa đổi.
Điều đáng nói, tình trạng thiếu nguồn cung vàng nguyên liệu để chế tác nữ trang và mỹ nghệ khiến giá vàng có thể ngày càng đắt so với thế giới đã được Hiệp hội kinh doanh vàng (VGTA) kiến nghị và cảnh báo từ nửa cuối năm ngoái.
Trong chục năm nay, doanh nghiệp trong nước có hai cách để sản xuất vàng nữ trang và mỹ nghệ, trong đó có nhẫn tròn trơn. Một là, doanh nghiệp mua lại vàng theo hóa đơn bán ra của các doanh nghiệp hoặc mua theo hóa đơn của doanh nghiệp khai thác. Hai là, doanh nghiệp mua vàng theo bảng kê hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn hay còn gọi vàng trôi nổi.
Nguồn nguyên liệu chế tác vàng của các doanh nghiệp đặc biệt trong mùa Thần Tài năm nay trở nên hạn chế hơn mọi năm, trong bối cảnh lo ngại rủi ro pháp lý khi thu mua vàng nguyên liệu.
Cùng với đó, theo lý giải của Phó Chủ tịch VGTA, việc kinh doanh vàng nhẫn trơn mang về biên lợi nhuận thấp hơn so với các mặt hàng nữ trang khác có tiền gia công. Vì thế, nhẫn tròn trơn không phải là mặt hàng được ưu tiên đẩy mạnh kinh doanh khi nguồn nguyên liệu hạn chế.
Về bản chất, vàng nhẫn trơn 24k là loại vàng nguyên chất hay còn được gọi là vàng ta, tương tự như vàng miếng. Cùng hàm lượng như nhau nhưng nhẫn tròn trơn không được "gắn mác" độc quyền. Điều này cũng dẫn đến sự chênh lệch cả chục triệu đồng giữa mỗi lượng nhẫn tròn trơn và vàng miếng SJC.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.