Toàn cảnh biệt thự trên bán đảo Sơn Trà bị Đà Nẵng thu hồi
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.
Cụ thể, cổ phiếu PTL đã tăng trần 5 phiên liên tiếp từ ngày 3/8 đến ngày 9/8/2022, tổng cộng tăng gần 40%, thuộc trường hợp phải công bố thông tin theo quy định tại Thông tư 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 về việc hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Victory Capital cho biết sau thời gian giảm mạnh do một số thông tin trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu PTL tiếp tục nhận được sự tín nhiệm của các nhà đầu tư dẫn đến nhu cầu thực tế trên thị trường chứng khoán tăng cao, quyết định giao dịch của các nhà đầu tư nằm ngoài tầm kiểm soát của Công ty.
“Công ty không có bất cứ tác động nào gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá giao dịch trên thị trường”, văn bản công bố của PTL khẳng định.
Trước đó, cổ phiếu PTL bị HoSE đưa vào diện cảnh báo từ ngày 12/7. Lý do được HoSE đưa ra là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến ngày 31/12/2021 của công ty âm 442,1 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của cổ đông công ty mẹ năm 2021 là 15,8 tỷ đồng căn cứ báo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2021, thuộc diện chứng khoán bị cảnh báo theo quy định.
Tiền thân của Victory Capital là Petroland, thành lập năm 2007 trên cơ sở chuyển đổi từ Ban quản lý các dự án công trình xây dựng phía nam thành công ty cổ phần thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Đến năm 2010, công ty chính thức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) hoạt động trong các lĩnh đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật, khu dân cư, khu đô thị; kinh doanh bất động sản; thực hiện đầu tư tài chính, mua bán cổ phần; mua bán vật tư, nguyên vật liệu ngành xây dựng.
Đến năm 2021, với sự thay đổi cơ cấu cổ đông, công ty đã tái cấu trúc mô hình hoạt động và đến tháng 2/2022, công ty đổi tên thành Victory Capital và chính thức hoạt động theo mô hình mới.
Ở diễn biến khác, Victory Capital mới đây đã công bố ý kiến cổ đông đồng ý thông qua việc thu hồi báo cáo tài chính năm 2021 kiểm toán phát hành ngày 31/3 và phát hành bản báo cáo tài chính mới ngày 26/4. Theo bản báo cáo mới, toàn bộ ý kiến ngoại trừ của kiểm toán đã được loại bỏ so với bản trước đó.
HĐQT công ty sau đó đã ra nghị quyết rà soát lại ý kiến ngoại trừ trong bản báo cáo tài chính này và phối hợp với đơn vị kiểm toán, cung cấp bổ sung chứng từ có liên quan để thực hiện điều chỉnh và loại bỏ toàn bộ ý kiến ngoại trừ.
Động thái rà soát lại và điều chỉnh báo cáo tài chính của Victory Capital diễn ra sau khi HoSE có thông tin về việc sẽ hủy niêm yết bắt buộc đối với doanh nghiệp hồi đầu tháng 4.
Nguyên nhân là do báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán năm 2019, 2020, 2021 của công ty này đều có ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. Như vậy, cổ phiếu PTL của Victory Capital sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định.
Trước thông tin bị hủy niêm yết bắt buộc, trên thị trường, cổ phiếu PTL ngay lập tức đã phản ứng tiêu cực khi liên tục giảm kịch sàn. Trước đó vào cuối năm ngoái, PTL từng gây chú ý khi đưa vào tài liệu họp đại hội đồng cổ đông bất thường "chủ trương hủy niêm yết tự nguyện". Tuy nhiên, trong tài liệu bổ sung sau đó, PTL đã bỏ nội dung huỷ niêm yết.
Trong phiên giao dịch sáng 10/8, cổ phiếu PTL đang tăng 5,29%, lên 6.770 đồng/cổ phiếu. Trong một tuần trở lại, cổ phiếu này đã tăng 36,18% và tăng hơn 44% trong một tháng qua.
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.