'Viên đạn bạc' 140 tỷ USD của Trung Quốc chịu thua 'họa trời đổ xuống'

Khánh Tú - 06/01/2024 23:38 (GMT+7)

(VNF) - Mặc dù đã chi hơn 140 tỷ USD xây dựng các thành phố bọt biển để chống lại lũ lụt nhưng Trung Quốc vẫn chưa thể có được thành công như mong đợi.

Cô Fang, một cư dân ở Thâm Quyến, Trung Quốc đã phải ở trong nhà trong suốt 2 ngày trong tình trạng không điện, không nước khi cơn bão Saola đổ bộ vào miền Nam Trung Quốc hồi tháng 9/2023.

“Tôi chưa bao giờ thấy Thâm Quyến ngập nặng như thế”, cô nói. Thành phố này đã phải hứng chịu trận mưa lớn nhất lịch sử vào tháng 9/2023 với lượng mưa trung bình trên toàn thành phố đã vượt quá 200mm chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ.

Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng nhiều.

Theo SCMP, trong năm 2023, cùng với các đợt nắng nóng lịch sử, Trung Quốc cũng phải hứng chịu nhiều trận lũ lụt lớn, dẫn đến thiệt hại kinh tế trực tiếp lên tới 32 tỷ NDT (tương đương 4,5 tỷ USD) chỉ trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay.

Trên thực tế, Trung Quốc phải đối mặt với sự thiếu hụt tài chính đáng kể cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chọi với khí hậu, với mức thiếu hụt tài trợ hàng năm lên tới gần 500 tỷ NDT (79 tỷ USD) trong 5 năm tới, theo một báo cáo do Viện Tài nguyên Thế giới công bố vào năm 2021.

Thiệt hại do lũ lụt ngày càng lớn khiến nhiều người đặt câu hỏi về tính hiệu quả của chiến lược “thành phố bọt biển” mà Trung Quốc đã dày công xây dựng trong nhiều năm qua.

Sáng kiến “thành phố bọt biển” được triển khai trên phạm vi toàn quốc vào năm 2015. Ý tưởng về mô hình này rất đơn giản, đó là sử dụng các khu vườn trên mái nhà, vỉa hè có thể thấm nước, bể chứa ngầm và những vật chứa tương tự, hoạt động như miếng bọt biển để hấp thụ lượng mưa lớn và sau đó từ từ thải ra sông hoặc hồ chứa.

Chính quyền Bắc Kinh từng kỳ vọng sáng kiến này không chỉ củng cố hệ thống quản lý nước và thoát nước, tăng cường khả năng phòng chống lũ lụt của nhiều thành phố mà còn là động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Ông Li Junqi, phó hiệu trưởng tại Đại học Xây dựng Bắc Kinh, cho biết: “Các hành động của Trung Quốc nhằm giải quyết lũ lụt và mưa lớn, đặc biệt là sáng kiến ​​thành phố bọt biển, là một chiến lược quan trọng nhằm chủ động giải quyết các thách thức của phát triển đô thị hiện đại và biến đổi khí hậu”.

Tính từ 2015 đến nay, Trung Quốc đã chi tổng cộng hơn 1.000 tỷ NDT (tương đương 140 tỷ USD) cho 33.000 dự án thành phố bọt biển tại 90 thành phố, 13 tỉnh thành trên toàn quốc.

Thiệt hại kinh tế liên quan đến lũ lụt tại Trung Quốc trong giai đoạn 2010 - 2020.

Trong những năm qua, sáng kiến thành phố bọt biển ghi nhận một số thành công nhất định. Theo số liệu thống kê từ cơ quan quản lý nước của thành phố Thâm Quyến, sau khi đầu tư hơn 2,3 tỷ NDT từ năm 2016 - 2022 vào các dự án thành phố bọt biển, Thâm Quyến đã được bảo vệ khỏi nhiều lũ lụt lớn. Nhiều thành phố áp dụng sáng kiến này, chẳng hạn như Thượng Hải và Vũ Hán cũng đã ít bị ngập úng hơn khi mưa lớn so với trước đây.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng những lợi ích mà thành phố bọt biển mang lại vẫn “chưa thấm vào đâu so với số tiền đầu tư”. Các chuyên gia kỹ thuật cũng cho rằng các tiêu chuẩn của thành phố bọt biển chưa đủ và chưa phù hợp với phát triển đô thị hiện đại.

Ông Entela Benz, Giám đốc điều hành và người sáng lập công ty phân tích rủi ro khí hậu Intensel, cho biết: “Thành phố bọt biển chưa phù hợp để sử dụng trong các khu đô thị”.

Theo các chuyên gia, cơ sở hạ tầng và cấu trúc của các thành phố bọt biển chỉ có thể quản lý một lượng nước mưa nhất định. Trong khi đó, biến đổi khí hậu đang gây ra ngày càng nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, vượt xa mức mà các thành phố bọt biển có thể xử lý.

Ông Mark Fletcher, lãnh đạo tại công ty tư vấn kỹ thuật Arup, cho biết sáng kiến thành phố bọt biển đã phần nào thất bại. Nó cũng chứng minh rằng thành phố bọt biển không phải “viên đạn bạc” cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu của Trung Quốc, ông nói.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh?

Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh?

(VNF) - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, thời gian tới đây, thị trường bất động sản nói chung và thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nói riêng sẽ có nhiều khởi sắc, nhất là sau khi hệ thống pháp luật đã được tháo gỡ.

FPT và Nhựa Tiền Phong lọt danh sách thoái vốn của SCIC

FPT và Nhựa Tiền Phong lọt danh sách thoái vốn của SCIC

(VNF) - Ở danh sách bán vốn đợt 2, SCIC đã bổ sung loạt doanh nghiệp lớn đáng chú ý như FPT, Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong,..., thêm tổng cộng 31 doanh nghiệp so với danh sách trước.

Ba ngân hàng 0 đồng đã được định giá, chuyển giao trong năm 2024

Ba ngân hàng 0 đồng đã được định giá, chuyển giao trong năm 2024

(VNF) - Theo Phó thủ tướng Lê Minh Khái, đã hoàn thành định giá 3 ngân hàng được chuyển giao bắt buộc và dự kiến trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc trong tháng 5.

KienlongBank triển khai Basel III, nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

KienlongBank triển khai Basel III, nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

(VNF) - Vừa qua, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) đã tổ chức lễ triển khai dự án Basel III nhằm nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro với sự tư vấn của KPMG.

Vạn Hương Investoco: Lỗ chồng lỗ, nợ gấp 8 lần vốn chủ

Vạn Hương Investoco: Lỗ chồng lỗ, nợ gấp 8 lần vốn chủ

(VNF) - Kết thúc năm 2023, Công ty cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương (Vạn Hương Investoco)- chủ đầu tư dự án khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Hải Phòng) báo lỗ gần 62 tỷ đồng.

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi: Không còn người sống sót

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi: Không còn người sống sót

(VNF) - Theo truyền thông nhà nước Iran, Tổng thống Ebrahim Raisi được cho là đã tử vong sau vụ rơi máy bay trực thăng.

Thị trường chuyển đổi số Việt Nam: Tiềm năng lớn, lợi nhuận cao nhưng ngại pháp lý

Thị trường chuyển đổi số Việt Nam: Tiềm năng lớn, lợi nhuận cao nhưng ngại pháp lý

(VNF) - “Việt Nam là quốc gia ưu tiên hàng đầu của chúng tôi vì các bạn có tiềm năng và nhu cầu chuyển đổi kỹ thuật số”, đại diện công ty phần mềm TPIsoftware của Đài Loan nói và cho biết, thị trường chuyển đổi số Việt Nam có tiềm năng mang lại lợi tức đầu tư cao.

Phó chủ tịch Trần Thanh Mẫn: 'Quốc hội quyết định công tác nhân sự, lập pháp'

Phó chủ tịch Trần Thanh Mẫn: 'Quốc hội quyết định công tác nhân sự, lập pháp'

(VNF) - Sáng 20/5, Quốc hội khóa 15 đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7 tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.

Khoanh, xóa nợ thuế cho hơn 700 nghìn người

Khoanh, xóa nợ thuế cho hơn 700 nghìn người

(VNF) - Ngành thuế và hải quan đã thực hiện khoanh nợ đối với 704.431 người nộp thuế với tổng số tiền thuế nợ được khoanh là 28.380 tỷ đồng, sau 3 năm tổ chức thực hiện Nghị quyết số 94.

Trung Quốc ra đòn trả đũa Mỹ và EU

Trung Quốc ra đòn trả đũa Mỹ và EU

(VNF) - Trung Quốc đã phát tín hiệu sẽ trả đũa các rào cản thương mại do Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đưa ra khi nước này tiến hành cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hóa chất nhập khẩu.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.