Việt Nam không còn nằm trong danh sách các nước thao túng tiền tệ của Mỹ

Mộc An - 17/04/2021 07:56 (GMT+7)

(VNF) - Báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính Mỹ nêu rõ không có đủ bằng chứng để kết luận Việt Nam thao túng tiền tệ nhằm tạo lợi thế cạnh tranh lẫn thương mại. Do đó, Việt Nam không còn nằm trong danh sách các nước thao túng tiền tệ của Mỹ.

VNF
(Ảnh minh họa).

Bộ Tài chính Mỹ ngày 16/4 đã gửi báo cáo định kỷ 6 tháng 1 lần về các chính sách ngoại hối và kinh tế vĩ mô của 20 đối tác thương mại lớn của Mỹ, bao gồm cả Việt Nam, lên Quốc hội nước này. Đây là bản báo cáo đầu tiên được thực hiện dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Báo cáo nêu rõ không có đủ bằng chứng để kết luận Việt Nam thao túng tiền tệ nhằm tạo lợi thế cạnh tranh lẫn thương mại.

Báo cáo cũng kết luận rằng hiện không có nước nào nằm trong các tiêu chí của Mỹ để bị coi là quốc gia thao túng tiền tệ.

Tuy nhiên, cũng theo báo cáo, Bộ Tài chính Mỹ sẽ tiếp tục giám sát Việt Nam, Thụy Sĩ và Đài Loan (Trung Quốc) trong các vấn đề tiền tệ.

Bộ Tài chính Mỹ cũng không coi Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ, điều mà chính quyền Tổng thống Trump từng làm trong năm 2019 trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Động thái này đã đảo ngược báo cáo "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ" hồi tháng 12/2020.

Trong báo cáo này, Bộ Tài chính Mỹ đã dán nhãn thao túng tiền tệ cho Việt Nam và Thụy Sĩ dựa theo 3 tiêu chí: (i) Thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất 20 tỷ USD; (ii) Thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP; (iii) Can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.

Phản ứng trước việc chính quyền Mỹ khi đó xác định Việt Nam là quốc gia thao túng tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định việc điều hành tỷ giá những năm qua – trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung - nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng. Thặng dư thương mại song phương với Mỹ và thặng dư cán cân vãng lai là kết quả của hàng loạt các yếu tố liên quan tới các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam.

Xem thêm >> Philippines: Khoảng 240 tàu Trung Quốc vẫn đang hiện diện trên Biển Đông

Theo Financial Times
Cùng chuyên mục
Tin khác
Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm

Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm

(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.