'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo báo cáo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), trong 9 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 29 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ 2020, nhưng giảm 0,04% so với cùng kỳ 2019. Đáng chú ý, Vitas dự báo quý IV sẽ là khoảng thời gian rất khó khăn đối với ngành dệt may.
Trong đó, một số nguy cơ to lớn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp là việc khách hàng chuyển đơn hàng đi nơi khác và nguy cơ thiếu hụt lao động trầm trọng. Đây là hai vấn đề không thể giải quyết trong một sớm, một chiều.
Điểm lại 3 quý đầu năm, Vitas cho biết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là hàng may mặc, đạt 21,7 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2020 và giảm 5,4% so với cùng kỳ 2019. Các mặt hàng xuất khẩu vải đạt 1,8 tỷ USD, tăng 37,4%; xuất khẩu xơ sợi đạt 4 tỷ USD, tăng 56,2%; xuất khẩu vải không dệt đạt 557 triệu USD, tăng 77,3%...
Trong khi đó, tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên, phụ liệu 9 tháng năm 2021 ước đạt 18 tỷ USD tăng 27,9% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, 9 tháng ngành dệt may đã xuất siêu 11 tỷ USD.
Nhìn chung, theo Vitas, trong 9 tháng đầu năm ngành dệt may vẫn giữ được mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm ngoái và cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, việc đại dịch bùng phát từ đầu quý III đã khiến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng khó khăn hơn.
Trước những đợt giãn cách xã hội, đặc biệt ở khu vực miền Nam đã buộc không ít các doanh nghiệp dệt may phải đóng cửa, ngừng sản xuất, sản xuất cầm chừng, không thực hiện được đơn hàng, phải giao hàng chậm, giao hàng bằng máy bay hoặc bị khách hàng hủy đơn hàng gây đứt gãy chuỗi cung ứng.
Trong khi đó, các doanh nghiệp khác cố gắng bố trí sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến” hoặc phương án sản xuất “4 xanh” nhưng cũng chỉ duy trì được khoảng từ 10-30% số lao động đi làm với chi phí tốn kém hơn nhiều so với bình thường. Điều này gây ra những tổn thất không chỉ về kinh tế, mà còn là uy tín đối với khách hàng.
Theo Vitas, ước tính sẽ có khoảng gần 1 triệu lao động dệt may bị ảnh hưởng, mất việc làm, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, giảm thu nhập.
Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, Vitas đưa ra các kịch bản đối với ngành dệt may, trong đó ở kịch bản trung bình nếu dịch vẫn diễn biến phức tạp và còn có một số địa phương, khu công nghiệp bị phong tỏa, cách ly trong tháng 11/2021 thì kim ngạch xuất khẩu năm 2021 dự kiến sẽ đạt khoảng từ 36 - 36,5 tỷ USD.
Ở kịch bản bi quan nhất đó là chưa thể khống chế cơ bản sự lây lan của dịch bệnh đến đầu tháng 12/2021, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may dự kiến chỉ đạt từ 33,5 – 34 tỷ USD.
Tuy nhiên ở kịch bản lạc quan, nếu tình hình sản xuất kinh doanh trở lại bình thường trong năm 2022, ngành dệt may Việt Nam sẽ phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 39 - 42 tỷ USD.
Mặc dù các doanh nghiệp dệt may đã chủ động trong việc tìm cách ổn định sản xuất kinh doanh, tuy nhiên đại diện Vitas cho rằng họ vẫn đang rất cần sự hỗ trợ từ Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương để có thể vượt qua thời kỳ dịch bệnh.
Vitas đề xuất một số giải pháp như nhà nước cho phép doanh nghiệp bố trí làm thêm giờ theo tháng cao hơn quy định 40 giờ/tháng của pháp luật và không vượt quá 300 giờ/năm để doanh nghiệp có thể bố trí sản xuất giải quyết các đơn hàng tồn đọng sau dịch, hoặc nhận thêm đơn hàng hỗ trợ các doanh nghiệp ngừng sản xuất.
Ngoài ra, nhà nước tập trung hỗ trợ doanh nghiệp cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền để tránh cho doanh nghiệp không rơi vào tình trạng đứt thanh khoản như: dừng các khoản thu không phải chi ngay mà để kết dư; tạm dừng thu phí công đoàn và đoàn phí công đoàn, hạ hạn mức tín dụng, giảm lãi suất vay...
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.