Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Khi đó, Nhà nước tiếp tục nắm giữ 65% vốn chủ sở hữu. 35% còn lại sẽ được chào bán cho nhà đầu tư.
"Sở dĩ chọn thời điểm IPO vào năm 2019 là do đây là thời điểm có lợi nhất cho VNPT và Nhà nước sau 5 năm liên tục tăng trưởng ổn định, lợi nhuận tăng trưởng hơn 20%. Để chuẩn bị cho cổ phần hóa, VNPT đã thành lập bộ phận để thực hiện các công việc này.
VNPT cũng chủ động trao đổi, học hỏi kinh nghiệm cổ phần hóa của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước như Petrolimex, Vietnam Airlines… Về nguyên tắc và chủ trương, VNPT sẽ đấu thầu chọn phương án cổ phần hóa, chọn doanh nghiệp định giá và IPO lần đầu", ông Long cho biết.
Theo ông Long, cùng với các việc này, VNPT đã tiến hành xác định giá trị tài sản đã bắt đầu được tiến hành từ năm 2016. Trong đó, việc xác định tài sản gắn liền với đất tại 61/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã xong, chỉ còn Hà Nội và Lâm Đồng. Một hạng mục tương đối khó trong xác định tài sản của VNPT là hệ thống cống hộp, cáp Internet cũng đang được kiểm đếm bằng công nghệ QR code.
VNPT đã và đang triển khai kế hoạch tái cơ cấu, chốt sổ cổ phần hóa vào ngày 31/12/2018, để từ tháng 1/2019 thực hiện cổ phần hóa.
Theo ông Huỳnh Quang Liêm, Phó Tổng giám đốc VNPT, VNPT thực hiện cơ cấu lại các mảng kinh doanh quốc tế và kỹ thuật quốc tế hiện đang chồng chéo trong chuỗi giá trị. Theo đó, mảng kỹ thuật sẽ chuyển về Tổng công ty Hạ tầng mạng (VNPT – Net), còn mảng kinh doanh chuyển về VinaPhone.
Đặc biệt, VNPT Global sẽ được thành lập sau khi cổ phần hóa để quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài. VNPT Global giải quyết các vấn đề pháp lý trong quá trình mở rộng thị trường, bao gồm cả việc mua bán và sáp nhập ở nước ngoài.
Theo ông Liêm, VNPT sẽ tập trung phát triển 3 trụ cột. Thứ nhất là phát triển công nghiệp liên quan đến các thiết bị đầu cuối do VNPT Technology thực hiện. Thứ hai, các công ty sản xuất thiết bị vật tư, sản xuất công nghiệp sẽ được nhóm lại. Trụ cột cuối cùng là mảng dịch vụ tích hợp viễn thông, công nghệ thông tin.
Ngoài ra, về hệ thống sự nghiệp, VNPT sẽ sáp nhập Bệnh viện phục hồi chức năng Bưu Điện (tại thành phố Hải Phòng) vào Bệnh viện Bưu điện (tại thành phố Hà Nội). Các doanh nghiệp mà VNPT góp vốn cũng được cơ cấu lại theo hướng trở thành các doanh nghiệp phụ trợ cho Tập đoàn. Với các đơn vị nhỏ thì VNPT đang tập trung thoái vốn.
Phó Tổng giám đốc VNPT cho biết tình hình thoái vốn của VNPT có một số vướng mắc. VNPT hy vọng việc thoái vốn ở một loạt doanh nghiệp thuận lợi hơn khi Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp được sửa đổi trong thời gian tới. Đối với các công ty mà VNPT khó có thể thoái vốn thì sẽ được chuyển sang cho Ủy ban quan rlys vốn Nhà nước (SCIC) quản lý.
VNPT đã từng không thoái vốn theo kế hoạch trong quá khứ. Hiện tại Tập đoàn có nhiều doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, việc này có thể gây khó khăn cho quá trình thoái vốn. Tuy nhiên, theo ông Liêm, đây không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ông cho rằng việc xác định giá trị tài sản mới là khó khăn chính.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.