'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hãng thông tấn nhà nước Lào dẫn lời ông ông Inthirath cho hay con đập đã không hoạt động tốt và các nhà thầu "không thể chối bỏ trách nhiệm trong sự việc này".
Tuy nhiên, công ty SK Engineering & Construction của Hàn Quốc, nhà thầu chính của dự án, trước đó cho biết còn quá sớm để kết luận nguyên nhân gây vỡ đập.
"Chúng tôi đang tập trung vào nỗ lực cứu trợ. Nguyên nhân sự cố sẽ được điều tra và công bố, nên chúng tôi chưa thể đưa ra phản hồi về vấn đề này", người đại diện của công ty phát biểu.
Ông Inthirath cũng tiết lộ chính phủ Lào đã thành lập một ủy ban đặc biệt phối hợp cùng các công ty xây dựng để tìm hiểu nguyên nhân vỡ đập.
Đập phụ D của dự án thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy bị vỡ tối 23/7, gây ngập nhiều ngôi làng ở vùng hạ lưu. Hơn 6.000 người đã bị ảnh hưởng và gần 3.000 người rơi vào tình cảnh mất nhà cửa. Truyền thông nhà nước Lào xác nhận ít nhất 27 người chết, 131 người mất tích.
Công trình thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy có tổng kinh phí 1,02 tỷ USD, được Công ty Điện Xe Pian-Xe Namnoy (PNPC) khởi công từ tháng 2/2013 và dự kiến đi vào hoạt động trong năm nay.
PNPC thành lập năm 2012, chuyên phát triển, xây dựng và điều hành các dự án thủy điện, cung cấp điện cho Lào và Thái Lan.
Đây là dự án liên doanh giữa công ty điện lực Ratchaburi của Thái Lan, Western Power của Hàn Quốc và tập đoàn nhà nước Laos Holding State Enterprise.
Được biết, ngày 20/7, Western Power đã gửi báo cáo đến cho quốc hội Lào thông báo rằng họ đã đã phát hiện "trung tâm đập sụt lún 11 cm" vào ngày 20/7. Một cán bộ công ty nói rằng hiện tượng như vậy là phổ biến trong tình trạng mưa lớn mà khu vực đang trải qua, vì vậy, các kỹ sư quyết định theo dõi tình hình thay vì hành động.
Ngày 22/7, các kỹ sư phát hiện 10 "điểm sụt lún và nứt" trên đỉnh đập và tiến hành sửa chữa nhưng họ không có thiết bị cần thiết cho đến chiều 23/7 và lúc đó đã quá muộn, theo báo cáo của công ty.
Công ty SK Engineering & Construction của Hàn Quốc thì cho biết họ phát hiện một phần của đỉnh đập bị hỏng vào 21h ngày 22/7.
SK nói rằng họ đã báo cáo ngay cho chính quyền địa phương và việc sơ tán các làng gần nhất bắt đầu được triển khai nhưng đến trưa hôm sau họ mới cảnh báo chính quyền tỉnh. Korea Western Power nói rằng vào 11h ngày 23/7, họ phát hiện điểm sụt lún sâu hơn 0,9 m ở đỉnh đập.
Công ty liên doanh ngày 23/7 gửi một thông báo bằng văn bản cho các quan chức tỉnh, cảnh báo rằng đập phụ D đang ở trong "điều kiện rất nguy hiểm do lượng mưa lớn" và dân làng sống ở hạ lưu cần được thông báo để "di tản đến vị trí cao hơn nhằm tránh tai nạn do dòng nước lớn".
Chiều 23/7, tình trạng đập càng tồi tệ. Truyền thông địa phương nói rằng đập vỡ vào 20h. SK cho biết họ nhận được thông tin về trận lũ vào lúc 1h30 sáng 24/7.
Một giờ sau khi cảnh báo được phát ra, nước đã tràn vào làng, sau đó trở thành cơn lũ khủng khiếp nhất mà người dân từng thấy.
Quy mô của thảm họa ở tỉnh Attapeu vẫn chưa được thống kê chính thức nhưng ở bản Kok Kong, thiệt hại thể hiện rõ ràng. Cả bản bị ngập trong bùn màu cam sền sệt, xác động vật nằm lẫn trong bùn lầy.
Xem thêm >> Sputnik: Con gái cựu điệp viên Sergei Skripal lên kế hoạch trở về Nga
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.