'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
2021 là một năm không dễ dàng với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Dù rằng ngân hàng này vẫn đạt tăng trưởng lợi nhuận trước thuế hợp nhất hai con số, ở mức 12% so với năm 2020, nhưng nếu so với các ngân hàng ngoài quốc doanh hàng đầu khác, mức tăng trưởng trên là khá khiêm tốn. Chẳng hạn như Techcombank ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận 47%, MB tăng 55%, ACB tăng 25%, HDBank tăng 39%, VIB tăng 38%...
“Đặc thù của VPBank là khách hàng trải rộng và đa dạng trên nhiều phân khúc. Nếu như những năm trước đây, với phân khúc đa dạng như vậy, VPBank có nhiều lợi thế thì trong năm 2021, VPBank lại gặp nhiều khó khăn hơn”, bà Lưu Thị Thảo, Phó tổng giám đốc thường trực VPBank, cho biết.
Giãn cách xã hội trong thời gian dài đã ảnh hưởng nặng nề đến các khách hàng có thu nhập thấp và cận trung bình. Xét theo phân khúc, tín dụng tiêu dùng và hộ tiểu thương là 2 mảng mà VPBank có lợi thế nhưng lại dễ bị tổn thương trước sự càn quét của làn sóng Covid-19 lần thứ tư.
Tổng giám đốc VPBank Nguyễn Đức Vinh đánh giá rằng VPBank có lẽ là ngân hàng chịu tác động nhiều nhất của đại dịch. “Lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng hụt đi của VPBank trong năm 2021 một phần nằm ở dự phòng, một phần để hỗ trợ giảm lãi suất, tái cấu trúc nợ cho khách hàng. Trong năm 2021, chi phí dự phòng của VPBank thậm chí còn cao hơn một số ngân hàng quốc doanh”, ông Vinh nhấn mạnh.
Số liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất của VPBank cho thấy chi phí dự phòng rủi ro năm 2021 của ngân hàng đã tăng 30% so với năm 2020, lên mức hơn 19.000 tỷ đồng, cao hơn chi phí dự phòng của VietinBank (ở mức hơn 18.300 tỷ đồng) và Vietcombank (ở mức hơn 11.700 tỷ đồng). Kết quả là số dư dự phòng của VPBank tăng vọt 115% - mức tăng cao nhất trong số 26 ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn chứng khoán. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu hợp nhất theo đó được cải thiện từ mức 45% cuối năm 2020 lên mức 61% cuối năm 2021.
Bên cạnh việc tăng cường dự phòng rủi ro, ngân hàng này cũng điều chỉnh các chính sách sản phẩm và tập trung vào các phân khúc có rủi ro thấp để giảm thiểu các tác động tiêu cực của đại dịch. Theo đó, các sản phẩm cho vay tín chấp bị thắt chặt hơn trong bối cảnh rủi ro tăng cao, đổi lại, VPBank tập trung tăng trưởng các sản phẩm thế chấp, trong đó, ngân hàng này ra mắt một loạt các sản phẩm cho vay thế chấp dành cho khách hàng cá nhân (vay ô tô, vay kinh doanh, vay mua nhà…) thông qua một ứng dụng số.
Đặc biệt, VPBank dồn lực vào phân khúc cho vay mua nhà và cho vay mua xe ô tô. Trong năm vừa qua, doanh số giải ngân khoản vay mua nhà của ngân hàng gấp đôi năm 2020 và chiếm tới 47% tổng doanh số giải ngân khoản vay thế chấp dành cho khách hàng cá nhân. Đối với cho vay mua ô tô, VPBank đứng đầu về doanh số giải ngân trong quý IV/2021 trong nhóm ngân hàng ngoài quốc doanh. Đáng chú ý, 99% khoản vay thế chấp mua ô tô và 80% khoản vay thế chấp mua nhà được giải ngân trực tuyến.
Kết quả là VPBank vẫn đạt tăng trưởng dư nợ cho vay cao trong năm 2021, ở mức 22%; nếu tính cả trái phiếu doanh nghiệp thì mức tăng dư nợ tín dụng là 18,9%, cao hơn nhiều trung bình ngành khoảng 13-14%.
Một thành quả khác làm lu mờ hầu hết khó khăn trong năm 2021 là VPBank đã bán thành công 49% vốn điều lệ tại FE Credit cho công ty tài chính tiêu dùng SMBC của Nhật Bản, giúp vốn chủ sở hữu hợp nhất tăng vọt 64%, lên 86.451 tỷ đồng, vượt qua “ông lớn” BIDV và chỉ xếp sau Vietcombank, VietinBank và Techcombank.
“2022 sẽ là năm VPBank đột phá trở lại ở cả ngân hàng mẹ và FE Credit”, Tổng giám đốc Nguyễn Đức Vinh khẳng định.
Theo ông Vinh, từ tháng 10/2021 tới nay, kết quả thu hồi nợ đã cho thấy những tín hiệu tích cực. Đặc biệt, sau 6 tháng tái cấu trúc nợ từ tháng 7/2021, có tới 80% khách hàng của VPBank trả được nợ và tiếp tục vay mới, 20% còn lại phải tái cấu trúc lần 2 trong khi con số ước tính ban đầu của ban lãnh đạo ngân hàng lên tới 30-40% khách hàng. Nếu tình hình tiếp tục diễn biến thuận lợi, VPBank có thể hoàn nhập dự phòng hàng nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, ban lãnh đạo VPBank cũng đã đặt ra nhiều kịch bản, trong đó có kịch bản FE Credit có thể quay trở lại mức lợi nhuận 5.000 - 6.000 tỷ đồng trong năm 2022. “Nhưng dù kịch bản nào thì chắc chắn lợi nhuận sẽ tốt hơn năm 2021”, ông Vinh nói.
Chia sẻ thêm về định hướng kinh doanh của ngân hàng trong năm 2022, Phó tổng giám đốc thường trực Lưu Thị Thảo cho biết ngân hàng mẹ dự kiến tăng trưởng dư nợ tín dụng 18-20%, nâng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) lên 23-27%. “Tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 kỳ vọng tích cực hơn năm 2021”, bà Thảo nhận định.
Phó tổng giám đốc VPBank Phùng Duy Khương cho biết thêm trong năm 2022, ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh khách hàng cá nhân, trong đó phân khúc quan trọng là khách hàng trung lưu (thu nhập 15-50 triệu đồng/tháng) - hiện đang chiếm khoảng 20% dân số Việt Nam.
Ngân hàng cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh cho vay lĩnh vực bất động sản với chiến lược là đa dạng hóa danh mục bất động sản, không lệ thuộc vào bất cứ loại hình bất động sản nào hay phân khúc nào, đồng thời quản trị tốt rủi ro trong bối cảnh giá bất động sản có hiện tượng tăng trưởng “nóng”.
Ngoài ra, ngân hàng tiếp tục dành nguồn lực đầu tư cho ngân hàng số VPBank NEO, trong đó sẽ tập trung mở rộng hệ sinh thái. “Hết năm 2020, VPBank NEO sẽ phải kết nối với hầu hết công ty chứng khoán lớn, sàn thương mại điện tử lớn, 20 ví điện tử...”, ông Khương thông tin.
Dài hơi hơn, Tổng giám đốc VPBank Nguyễn Đức Vinh tiết lộ ngân hàng đang tìm kiếm, phân tích và đánh giá lại toàn diện để xác định thêm các động lực tăng trưởng mới trong 5 năm tới, nhằm duy trì sức cạnh tranh và tốc độ tăng trưởng cao như trong 10 năm qua.
“Kế hoạch kinh doanh của VPBank dự kiến trong những năm tới là rất thách thức và rất tham vọng, xác định trở thành ngân hàng trong nhóm dẫn đầu thị trường. Do đó, việc chuẩn bị cơ sở vốn là rất quan trọng”, ông Vinh cho hay.
Sau thương vụ bán vốn tại FE Credit, trong năm 2022, CEO VPBank cho biết ngân hàng sẽ tiếp tục củng cố nền tảng vốn bằng việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược. “Kế hoạch này vẫn đang được triển khai hết sức tích cực. Chúng tôi khẳng định tất cả những gì ban lãnh đạo cam kết sẽ được thực hiện. Việc chào bán cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược sẽ được thực hiện trong những tháng tới đây”, ông Vinh nói.
Theo vị lãnh đạo này, khi ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu, mặt tích cực là cho phép ban điều hành thúc đẩy tăng trưởng nhưng mặt thách thức là tạo áp lực lên chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn, bởi tiền bán vốn thay vì chia cổ tức cho cổ đông thì được giữ lại ở ngân hàng. Bài toán đặt ra là làm sao xác định được động lực tăng trưởng mới cho ngân hàng, đảm bảo sử dụng nguồn vốn hiệu quả.
“Chiến lược 5 năm 2022 - 2026 đã được HĐQT ngân hàng khởi đầu từ giữa năm 2021 và đang thảo luận tích cực với nhà tư vấn quốc tế. Trong các kịch bản, có kịch bản tăng trưởng 30-35% mỗi năm trong 5 năm tới. Chúng tôi dự kiến đặt trọng tâm vào mảng khách hàng cả nhân, cho vay tiêu dùng, kinh doanh thẻ với đa dạng phân khúc (cao cấp, trung bình, đại chúng), mảng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ; đồng thời mở rộng hệ sinh thái, tiếp tục cuộc cách mạng số hóa và tìm kiếm thêm các cơ hội kinh doanh, trong đó có M&A. Mục tiêu là đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn ở mức cao”, CEO VPBank Nguyễn Đức Vinh thông tin thêm.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.