Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Góp ý về bản dự thảo Quy hoạch Điện(QHĐ) VIII lần này của Bộ Công Thương, Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) cho biết, bản dự thảo là "bước lùi" khi tăng thêm khoảng 3.000 MW điện than và giảm khoảng 8.000 MW điện tái tạo vào năm 2030.
Kiến nghị của VSEA nêu rõ, việc tập trung các nguồn điện truyền thống cho lưới điện hiện tại chỉ nhằm đảm bảo tính ổn định của hệ thống điện mà làm mất đi cơ hội bắt nhịp và hòa nhập, tạo xung lực cho nền kinh tế năng lượng tiên tiến và phát triển xanh của quốc gia.
Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam cho hay, xuyên suốt tờ trình và dự thảo QHĐ VIII đều nhấn mạnh quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển nguồn điện theo hướng "giảm điện than, ưu tiên, đẩy mạnh khai thác và sử dụng tối đa các nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện". Tuy nhiên, phần cơ cấu và dự kiến phát triển các nguồn điện không phản ánh điều đó.
Trong 10 năm chính của Quy hoạch điện VIII (2021-2030), công suất năng lượng tái tạo được phát triển chủ yếu là phần kế thừa của công suất đã phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh, gần như không phê duyệt thêm mới trong 10 năm tới.
Cần nhận định một cách công bằng rằng do hệ thống lưới không đáp ứng được nên nguồn năng lượng tái tạo phải tiết giảm công suất, dẫn tới sản lượng điện không được như khả năng phát.Ngoài ra việc cắt giảm hiện nay là do quy hoạch về nguồn và lưới đã không được tính toán đúng trong giai đoạn trước đó.
Việc kìm hãm sự phát triển của năng lượng tái tạo trong thời gian tớilà giải pháp dễ thực hiện cho nhà vận hành hệ thống điện nhưng chưa phải là giải pháp tối ưu nhất bởi lẽ:Thứ nhất, với sự cải tiến nhanh về công nghệ trong thời gian qua, điên mặt trời ở Việt Nam đã cạnh tranh được với giá thành sản xuất điện than vào năm 2021, trong khi đó điện gió được dự báo sẽ cạnh tranh với điện than mới vào năm 2025.
Thứ hai, các lo ngại hiện nay về việc điện mặt trời phát điện 6-7 tiếng vào ban ngày gây quá tải cục bộ lưới điện sẽ được khắc phục nếu đồng thời áp dụng các nhóm giải pháp, như: Bán điện tại chỗ cho các nhà máy (hộ tiêu thụ điện lớn) tại nơi sản xuất điện; áp dụng công nghệ thông minh trong quản lý, điều hành lưới điện; nâng cấp lưới điện; cho tư nhân tham gia xây dựng lưới điện; tổ chức đấu thầu công khai minh bach chọn nhà đầu tư điện mặt trời…
Rủi ro và khó khả thi với điện than
Dự thảo vẫn đặt cược vào điện than trong vòng 10 năm chính của quy hoạch (2021-2030), và tiếp tục kéo dài sự phát triển này sang giai đoạn 2035-2045. Đây là lựa chọn ẩn chứa nhiều rủi ro và khó khả thi.
Theo dự thảo QHĐ VIII, trong 10 năm chính của quy hoạch (2021-2030), nhiệt điện than vẫn tiếp tục tăng mạnh; tăng khoảng 22.000 MW từ nay đến năm 2030, đưa tổng công suất điện than năm 2030 lên gần gấp đôi so với mức hiện có vào năm 2030. Giai đoạn 2030 - 2045, điện than dự kiến tăng thêm khoảng 8.000 MW nữa, kiến nghị của VSEA nêu.
“Chúng tôi cho rằng, tính khả thi của những dự án này cần được đánh giá lại dựa trên khả năng tiếp cận vốn trong thực tế, quá trình phát triển những dự án này trong quá khứ và những thay đổi lớn gần đây của ngành than. Nguồn tài chính lớn cho điện than ở Việt Nam đều đã đóng lại. Câu hỏi lớn đặt ra là Việt Nam sẽ tiếp cận nguồn tài chính nào để phát triển điện than?", VSEA cho hay.
Tính khả thi và sự thay đổi lớn của ngành than mà VSEA nhắc đến đó là việc - trong số 30.000 MW điện than dự kiến phát triển từ nay tới 2045, nhiều dự án đã được đưa vào từ QHĐ VII, nhưng chậm triển khai nên đã đẩy lùi thời gian vận hành trong QHĐ VII điều chỉnh. Và nay lại tiếp tục đẩy lùi thời gian vận hành trong QHĐ VIII.
Bên cạnh đó còn là sự biến động của giá than trong thời gian vừa qua, cảnh báo rủi ro khi tiếp tục phát triển những dự án như vậy. Bởi thực tế, giá than 6 tháng đầu năm 2020 là 98,8 USD mỗi tấn, đến nay tăng lên 159,7 USD mỗi tấn, tăng 150%.
"Với giá than tăng lên 150-160 USD mỗi tấn như hiện nay, giá điện dẫn khoảng từ 10-11 UScent/kWh, đắt hơn điện gió ngoài khơi theo FIT là 9,8 UScent/kWh. Như vậy, giá điện than không hề rẻ mà ngược lại đắt nhất và đắt hơn tất cả các loại năng lượng tái tạo đang hưởng giá FIT", VSEA nhận định.
Cũng theo VSEA, QHĐ VIII nên kiên định với con đường phát triển năng lượng tái tạo, tránh bị những trở ngại của năng lượng tái tạo vừa qua cản trở định hướng này.
Thay vì cắt giảm mạnh nguồn điện sạch từ năng lượng tái tạo, tăng nguồn điện than nguy cơ gây ô nhiễm với nhiều hệ lụy, cần ưu tiên chính sách để tạo ra hệ sinh thái cho phát triển năng lượng tái tạo bền vững, với chi phí giá thành ngày càng cạnh tranh.
"Chỉ khi có "lộ trình điện cạnh tranh rõ ràng" với cơ chế, chính sách đồng bộ, thì ngành công nghiệp non trẻ này của Việt Nam mới phát triển, công nghệ hiện đại được áp dụng, doanh nghiệp trong nước có thể cung cấp các dịch vụ nhiều hơn từ thiết kế, xây lắp, vận chuyển, vận hành, bảo trì", VSEA nêu.
Đơn vị này góp ý, những dự án điện than có tính khả thi thấp, các địa phương không ủng hộ và khó tiếp cận tài chính (tương đương khoảng 16.400 MW) cần được xem xét lại cẩn trọng và tìm các phương án thay thế.
Ưu tiên phát triển mạnh năng lượng tái tạo, không phát triển thêm điện than mới là nguyện vọng của người dân và chính quyền ở nhiều địa phương. Việc từ chối tiếp nhận, để xuất dừng dự án hoặc chuyển đổi nhiên liệu của một loạt địa phương trong thời gian qua như Thừa Thiên Huế, Bạc Liêu, Long An, Tiền Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Quảng Ninh đã cho thấy rõ sự không ủng hộ điện than. Tuy nhiên, các dự án nhiệt điện ở Nghệ An và Hà Tĩnh hiện vẫn nằm trong dự thảo quy hoạchlần này.
Đối với khối doanh nghiệp, cơ chế ưu đãi đã giúp thị trường điện mặt trời ở Việt Nam phát triển bùng nổtừ con số 0 lên khoảng 17.000MW trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, với dự thảo như hiện tại thì ngành điện mặt trời ở Việt Nam vừa mới khởi sắc đã lập tức bị bóp nghẹt. Quy hoạch chỉ phát triển 2.000 MW điện mặt trời trong vòng 10 năm tới (tương ứng 200 MW/năm) sẽ thu hẹp thị trường khiến hàng loạt doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam trong lĩnh vực này chết yểu. Doanh nghiệp tư nhân nào có thể đủ sức chờ đợi để đầu tư lại vào điện mặt trời sau 10 năm nữa? VSEA đặt vấn đề.
Để tạo điều kiện khai thác hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo, theo VSEA, Quy hoạch Điện VIII nên đưa giải pháp khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư lưới điện và xem xét ngay việc nghiên cứu ứng dụng giải pháp pin tích trữ không gây hại môi trường.
Đồng thời cần có chính sách tạo điều kiện kết hợp với nắm bắt công nghệ tiên tiến của thế giới để bộ đôi năng lượng tái tạo và lưu trữ ở quy mô lớn, trung bình, nhỏ tham gia vận hành ngành điện trong tương lai.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.