Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Mới đây, Bộ Công Thương đã có văn bản lấy ý kiến về báo cáo giải trình và dự thảo tờ trình Quy hoạch điện VIII gửi các bộ ngành liên quan sau khi đã rà soát, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành.
Trước đó, tại Thông báo số 91/TB-VPCP ngày 03/5/2021, Phó thủ tướng yêu cầu rà soát kỹ, toàn diện về danh mục nguồn và lưới điện đã có trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh; rà soát quy mô phát triển nguồn điện, cơ cấu nguồn điện hợp lý so với dự báo nhu cầu điện từng thời kỳ, nhất là giai đoạn đến năm 2030; không để xảy ra tình trạng dự phòng nguồn điện không hợp lý…
Theo kết quả rà soát của Bộ Công Thương, quy hoạch phát triển nguồn điện gió trên bờ và gần bờ vào năm 2025 có tổng công suất khoảng 11.320MW-11.820MW; năm 2030 khoảng 11.820MW-13.820MW và năm 2045 khoảng 27.110 MW-32.720MW.
Tổng điện năng sản xuất từ các loại hình điện gió dự kiến chiếm tỷ trọng khoảng 7,8% vào năm 2025, khoảng 5,6%-6,5% vào năm 2030 và khoảng 15,7%-17,9% vào năm 2045.
Trao đổi với VietnamFinance, Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn HBRE Hoàng Ngọc Quy cho biết so với quy mô công suất nguồn điện gió mà Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 1682/TTr-BCT ngày 26/3/2021 thì kết quả trên cho thấy sự thay đổi giảm đáng kể.
Cụ thể tại Tờ trình 1682, tổng công suất đặt nguồn điện phương án phụ tải cao vào năm 2025 là 18.480MW, giảm 6.660 MW so với tổng công suất đặt nguồn điện phương án phụ tải cao vào năm 2025.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Công Thương, Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã phê duyệt danh mục nguồn và lưới điện đấu nối cho 190 dự án điện gió với tổng công suất 11.860MW.
Như vậy tổng công suất điện gió đã được phê duyệt hiện nay đã vượt tổng công suất đặt nguồn điện phương án phụ tải cao vào năm 2025 với điện gió trên bờ và gần bờ vào năm 2025 (11.820MW).
Theo ông Hoàng Ngọc Quy, làn sóng ồ ạt đổ xô “xin” đầu tư điện gió diễn ra năm 2020. Đến nay, tình trạng nhiều doanh nghiệp chưa từng đầu tư điện gió cũng ồ ạt đề nghị các địa phương được khảo sát, trình bổ sung quy hoạch dự án điện gió với quy mô mỗi dự án hàng nghìn tỷ đồng vẫn tiếp diễn.
Trong khi đó, với 11.860MW điện gió đang triển khai đầu tư hiện nay, nếu đưa vào vận hành đã vượt quá trần quy hoạch công suất điện gió đến 2025 là 11.820MW.
Ông Hoàng Ngọc Quy cho rằng, các dự án điện gió đang và sẽ tiếp tục được trình bổ sung quy hoạch đưa vào vận hành đến 2025 gần như sẽ khó có thể được chấp thuận. Đó là chưa kể hàng loạt dự án với tổng công suất khoảng 6.739MW đã được UBND các tỉnh đã trình bổ sung quy hoạch giai đoạn 2021-2025 và 5.814 MW vào giai đoạn 2025-2030.
Ông Hoàng Ngọc Quy nhận định, theo nội dung dự thảo của Bộ Công Thương, giai đoạn 2025-2030, sẽ có thêm 2.000MW điện gió trên bờ và gần bờ được tính toán bổ sung vào quy hoạch, phù hợp với khả năng vận hàng của hệ thống điện quốc gia và từng vùng.
Kết quả rà soát, điều chỉnh giảm công suất nguồn điện gió của Bộ Công Thương phù hợp với yêu cầu giảm công suất đặt các nguồn điện, tránh để xảy ra tình trạng dự phòng nguồn điện không hợp lý, bố trí nguồn điện đảm bảo khả năng cân đối nội vùng và nội miền, tránh truyền tải xa; đảm bảo tỷ trọng công suất của các nguồn điện năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, viêc này sẽ giảm tổng nguồn vốn đầu tư cho chương trình phát triển điện lực, giảm gánh nặng đầu tư toàn xã hội và đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội với chi phí hợp lý.
Chính sách ưu đãi phát triển điện gió theo cơ chế giá FIT với mức giá mua điện 8,5 UScents/kWh đối với điện gió trên bờ theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018 sẽ hết hạn vào tháng 11/2021.
Thời hạn cho cơ chế giá FIT chỉ còn 2 tháng nữa sẽ kết thúc. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có phương án giá mua điện sau thời điểm 31/10/2021, liệu có được gia hạn như kiến nghị của các địa phương, hiệp hội, nhà đầu tư đề xuất hay không? Số phận các dự án điện gió đã và đang được đầu tư xây dựng vẫn đang là dấu hỏi lớn.
Vì vậy, giới chuyên gia khuyến nghị các địa phương, nhà đầu tư cần thận trọng, cân nhắc kỹ đối với việc đề xuất nghiên cứu, bổ sung quy hoạch đối với các dự án điện gió mới để tránh lãng phí về nguồn lực xã hội cũng như nguồn lực công trong việc giải quyết các đề xuất nghiên cứu, bổ sung quy hoạch điện VIII được Chính phủ phê duyệt.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.