Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Liên quan đến dấu hiệu sai phạm trong công tác chấm thi, gây điểm thi THPT 2018 cao bất thường tại Hà Giang, theo tin mới nhất, ông Vũ Trọng Lương, Phó phòng Khảo thí của Sở GD&ĐT Hà Giang, được xác định là người trực tiếp can thiệp kết quả 330 bài thi của 114 thí sinh. Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ đã làm việc với Bộ trưởng Công an Tô Lâm đề nghị phối hợp xử lý vụ việc.
Cụ thể, Bộ GD&ĐT cho biết 102 bài thi Toán đã chênh lên từ 1,0 điểm đến 8,0 điểm (điểm chấm thẩm định là 1,0; điểm đã công bố là 9,0 điểm); có 85 bài thi Vật lý đã chênh lên từ 1,0 điểm đến 7,75 điểm (điểm chấm thẩm định là 1,0; điểm đã công bố là 8,75 điểm); 85 bài thi Vật lý đã chênh lên từ 1,0 điểm đến 7,75 điểm (điểm chấm thẩm định là 1,0; điểm đã công bố là 8,75 điểm); 56 bài thi Hóa đã chênh lên từ 1,0 điểm đến 8,75 điểm (điểm chấm thẩm định là 0,75; điểm đã công bố là 9,5 điểm); 8 bài thi Sinh đã chênh lên từ 1,0 điểm đến 4,25 điểm (điểm chấm thẩm định là 4,75; điểm đã công bố là 9,0 điểm); 9 bài thi Lịch sử đã chênh lên từ 1,0 điểm đến 7,25 điểm (điểm chấm thẩm định là 2,5; điểm đã công bố là 9,75 điểm)...
Qua kiểm tra, rà soát phát hiện 114 thí sinh, với hơn 330 bài thi có tổng điểm đã công bố chênh lên hơn 1,0 điểm so với điểm chấm thẩm định. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm chấm thẩm định. Có những thí sinh có tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với trước đó.
Trước đó, Cục trưởng Cụ quản lý chất lượng Mai Văn Trinh khẳng định vào lúc 1h sáng 17/7 rằng đã xác định được người gây ra sai phạm này trong quá trình chấm thi và cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra xác minh thêm các chứng cứ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo quy định, quá trình xử lý bài thi trắc nghiệm sẽ được thực hiện theo 4 bước (4 pha) chặt chẽ, bao gồm: Quét ảnh, Đọc ảnh - nhận dạng ảnh, sửa lỗi của thí sinh và chấm thi. Sai phạm trong vụ điểm thi cao bất thường ở Hà Giang xảy ra ở công đoạn thứ 4 là chấm thi trắc nghiệm.
Điểm thi cao bất thường ở Hà Giang được xác định có sự can thiệp của một cá nhân trong khâu chấm thi trắc nghiệm.
Sau khi thực hiện xong 3 bước đầu tiên, Hội đồng thi mới được sử dụng đáp án do Bộ GDĐT cung cấp để chấm điểm bài thi trắc nghiệm THPT quốc gia 2018. Kết quả chấm và phân tích bài thi THPT 2018 được xuất ra Đĩa CD2 để báo cáo Bộ GDĐT.
Sau khi scan bài thi của thí sinh thì file ảnh này được chuyển sang định dạng file text trước khi nạp đáp án chấm của Bộ GDĐT vào chạy. Việc can thiệp sửa kết quả làm bài của thí sinh Hà Giang diễn ra ở file text này và sửa ngay trên phần mềm chấm thi, theo nguồn tin báo Dân Trí.
Ông Mai Văn Trinh cho biết sáng 17/7 rằng Hội đồng chấm thẩm định làm việc suốt đêm và chưa hoàn tất công việc để ra kết luận cuối cùng nên thông tin về việc có 98 thí sinh Hà Giang bị can thiệp điểm là chưa chính xác.
Theo thông tin ban đầu, việc can thiệp vào dữ liệu file text này chỉ liên quan đến một đối tượng. Tuy nhiên, động cơ và mục đích can thiệp của đối tượng này vào kết quả bài thi THPT của thí sinh Hà Giang đang được được tiếp tục làm rõ. Hiện lãnh đạo Bộ GDĐT và các cơ quan chức năng chưa cung cấp danh tính đối tượng đã can thiệp, sửa kết quả làm bài thi của thí sinh Hà Giang khiến điểm thi cao bất thường.
Trước đó, dư luận cả nước đặt nghi vấn về kết quả điểm thi THPT 2018 cao bất thường của thí sinh Hà Giang. Điểm thi cao bất thường ở Hà Giang có thể thấy rõ nhất ở môn Vật lý, Hóa học và Toán. Riêng Vật lý, Hà Giang có đến 65 điểm từ 9 trở lên, chiếm 6,7% tổng thí sinh dự thi. Trong khi đó TPHCM với 49.680 thí sinh thi Vật lý chỉ có 39 điểm từ 9 trở lên (0,07%). Tỷ lệ điểm giỏi của thí sinh Hà Giang cũng cao gấp 23 lần Hà Nội. So sánh mức điểm trên 27 khối A (Toán, Lý, Hóa), A1 (Toán, Lý, Ngoại ngữ) giữa Hà Giang và cả nước cũng thấy bất thường.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.