Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
"Chúng tôi không thể tự mình vượt qua hành động xâm lược của Nga ở khu vực Donbass, miền Đông Ukraine, và bán đảo Crimea. Vì vậy, chúng tôi cần sự giúp đỡ của các bạn. Tôi kêu gọi các bạn Mỹ tiếp tục siết chặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga", vị tân Tổng thống nêu rõ.
Ông Zelensky cũng lưu ý rằng Washington vẫn là đối tác chính của Kiev "trong công cuộc vượt qua sự xâm lược của Nga".
Ngoài ra, tân Tổng thống Ukraine cũng cảm ơn các đồng nghiệp nước ngoài đã giúp thúc đẩy cải cách an ninh trong nước, và gọi Mỹ là "tấm gương tốt" của chế độ dân chủ.
Ông Zelenskiy đã chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Ukraine tại thủ đô Kiev vào ngày 20/5. Tân Tổng thống Ukraine mới chỉ 41 tuổi và chưa từng có kinh nghiệm chính trị.
Ông Zelenskiy đắc cử trong bối cảnh đất nước đang gặp phải nhiều vấn đề nổi cộm như xung đột ở miền đông, tham nhũng…
Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đã thông báo giải tán Quốc hội và sẽ tổ chức bầu cử quốc hội sớm trong vòng hai tháng.
Đồng thời, ông Zelensky cũng kêu gọi các đại biểu Quốc hội thông qua một số đạo luật quan trọng như luật bãi bỏ quyền miễn trừ quốc hội, luật về trách nhiệm hình sự đối với việc làm giàu bất hợp pháp và luật bầu cử. Tổng thống Ukraine cũng kêu gọi các đại biểu Quốc hội bãi nhiệm lãnh đạo Cơ quan An ninh, Trưởng Công tố và Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine.
Theo Hiến pháp Ukraine, Tổng thống có quyền yêu cầu tổ chức vòng bầu cử Quốc hội đặc biệt trong vòng sáu tháng kể từ khi quyết định chấm dứt quyền lực của Quốc hội được công bố.
Trước đó, Điện Kremlin ngày 16/5 cho biết Moscow không nhận được lời mời tham dự lễ nhậm chức Tổng thống Ukraine của ông Zelensky từ chính quyền Kiev.
Lý giải về điều này, Bộ Ngoại giao Ukraine ngày 17/5 cho biết nước này chỉ mời “những quốc gia tích cực hợp tác với Kiev”.
Mối quan hệ giữa Nga và Ukraine đang trong giai đoạn căng thẳng hơn bao giờ hết sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 24/4 ký sắc lệnh đơn giản hóa thủ tục cấp hộ chiếu cho cư dân sinh sống ở các nước Cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk tại khu vực Donbass (miền Đông Ukraine).
Vài ngày sau đó, ông Putin tiếp tục tuyên bố có thể đơn giản hóa thủ tục cấp hộ chiếu cho toàn bộ người dân Ukraine, bất chấp sự phản đối của Kiev.
Theo Tổng thống Putin, Nga không thể chấp nhận việc người dân sống tại các khu vực ly khai ở đông Ukraine mà không có bất kỳ quyền lợi gì. Ông Putin khẳng định Nga và Ukraine là hai nước anh em, do vậy việc người dân của hai nước có chung quốc tịch là điều bình thường.
Trước động thái này của Nga, Thủ tướng Ukraine Vladimir Groisman ngày 8/5 cho biết chính phủ Ukraine sẽ ra quyết định coi các hộ chiếu do Nga cấp cho người Ukraine sống tại vùng Donbass là “vô giá trị”. Ngoài ra, Ukraine cũng đề nghị các quốc gia khác không công nhận hộ chiếu do Nga cấp cho người dân ở vùng Donbass.
Xem thêm >> Trung Quốc: ‘Đã đứng vững 5.000 năm, tại sao không thể tiếp tục thêm 5.000 năm nữa?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.