Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo thống kê của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, hiện có 22 doanh nghiệp đã cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền trên mạng internet (hay còn gọi là OTT TV).
Bắt đầu phát triển từ 2017, đến nay OTT TV đã chiếm quy mô 20% thị trường, đạt xấp xỉ 3,6 triệu thuê bao, doanh thu đạt gần 190 tỷ đồng. Ngoài các kênh chương trình, OTT TV còn đang cung cấp đến 20.000 giờ nội dung truyền hình theo yêu cầu (VOD), trong đó phim các loại chiếm đến 60% thời lượng.
Đặc điểm nổi bật của các nội dung truyền hình theo yêu cầu (VOD) là hết sức đa dạng, phong phú của cả trong và ngoài nước sản xuất và tất cả đều được biên tập trước khi cung cấp trên dịch vụ.
Dẫn đầu thị trường dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng internet trong nước hiện nay là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền có hạ tầng viễn thông lớn trong nước như: FPT (FPT Play), Viettel (Next TV), VNPT (MyTV), VTVcab (Oncab)... Các doanh nghiệp này có điểm chung lợi thế là ngoài kinh doanh dịch vụ truyền hình còn kinh doanh nhiều dịch vụ viễn thông khác trên cùng hạ tầng truyền dẫn.
Theo đánh giá của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, dịch vụ truyền hình trả tiền nói chung và dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng internet nói riêng do các doanh nghiệp trong nước cung cấp đã và đang phục vụ khá tốt nhiệm vụ tuyên truyền chính trị, đáp ứng được nhu cầu thông tin, giải trí của người dân cả nước và vẫn tuân thủ các quy định quản lý nội dung hiện hành của nhà nước.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ truyền dẫn internet băng rộng, các dịch vụ truyền hình xuyên biên giới của các doanh nghiệp nước ngoài đang xâm nhập vào thị trường trong nước, đưa các nội dung không biên tập đến người xem trong nước, có thu tiền qua tài khoản ngân hàng.
Các dịch vụ điển hình đang được cơ quan quản lý quan tâm theo dõi như WeTV, IQIYI, Netflix, Apple TV, Disney Plus... Đặc điểm chung của các dịch vụ truyền hình xuyên biên giới là cung cấp các nội dung giải trí nước ngoài hết sức đa dạng cho mọi lứa tuổi, gồm phim điện ảnh, phim truyền hình, phim tài liệu, phim hoạt hình, các loại trò chơi truyền hình thực tế, các chương trình thể thao quốc tế.
Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đánh giá nguy cơ rủi ro đối với nội dung không biên tập theo quy định Việt Nam là rất lớn và có thể tác động lâu dài đến nhận thức của người dân cả nước. Gần đây, một số phim trên dịch vụ Netflix có các nội dung vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, nội dung vi phạm về văn hóa, cá biệt có những phim làm sai lệch lịch sử đấu tranh cách mạng bảo vệ Tổ quốc.
Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ TT&TT cho biết vẫn chưa cấp phép cho doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình trả tiền xuyên biên giới tại Việt Nam (như Netflix, WeTV...).
Do các nội dung cung cấp trên dịch vụ OTT TV của các doanh nghiệp xuyên biên giới không được biên tập, nhiều phim không được cấp phép phổ biến theo quy định của pháp luật Việt Nam, vì vậy trên các dịch vụ này có các nội dung vi phạm quy định pháp luật Việt Nam.
Khi phát hiện ra vi phạm, Bộ TT&TT đã gửi những bằng chứng vi phạm về nội dung đến đại diện pháp lý của doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình trả tiền xuyên biên giới tại Việt Nam; gửi văn bản yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình trả tiền xuyên biên giới tại Việt Nam chấm dứt hoạt động chuyển ngữ tiếng Việt, gỡ bỏ các nội dung xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc chủ quyền, khiêu dâm, vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam...
Tuy vậy, Bộ TT&TT đánh giá những giải pháp hành chính này không mang lại hiệu quả quản lý thực sự, do địch vụ này vẫn thu tiền của người Việt theo thuê bao nhưng ko chịu sự điều chỉnh của quy định truyền hình trả tiền và quy định về phí, dẫn đến việc nhà nước thất thu phí.
Ngoài ra, nội dung khi bị phát hiện sai phạm mới yêu cầu doanh nghiệp gỡ thì nội dung đó đã có tác động, ảnh hưởng của người xem. Việc này không có tác dụng mạnh trong việc phòng ngừa, ngăn chặn những nội dung vi phạm pháp luật, vi phạm văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam, chưa kể những nội dung chống phá Đảng.
Chính vì vậy, để quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ OTT TV của các doanh nghiệp xuyên biên giới tại Việt Nam, Bộ TT&TT cho rằng cần phải triển khai hoàn thiện hành lang pháp lý, sửa đổi chính sách pháp luật.
"Việc xây dựng, sửa đổi chính sách pháp luật như sửa đổi, bổ sung Luật Điện ảnh, sửa đổi, bổ sung Nghị định 06/2016/NĐ-CP của Chính phủ… sẽ góp phần quản lý hiệu quả dịch vụ truyền hình theo yêu cầu trên mạng internet, cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia thị trường truyền hình trả tiền; đồng thời điều chỉnh được đối tượng là các doanh nghiệp xuyên biên giới", Bộ TT&TT nhấn mạnh.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.