Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo Nomura Group (2019), kể từ đầu năm 2018 đến tháng 8/2019, đã có 56 doanh nghiệp quốc tế rời Trung Quốc sang sản xuất tại các nước khác; trong đó, có 26 doanh nghiệp chọn Việt Nam, 11 sang Đài Loan, 11 sang Thái Lan, 3 sang Ấn Độ... Theo Công ty tư vấn đầu tư A.T Kearney (2019), Trung Quốc đã xuống hạng, từ thứ 3 (năm 2017) xuống thứ 7 (2019) trong số các địa điểm đầu tư FDI tốt nhất thế giới (là mức thấp nhất từ trước đến nay); phản ánh sự suy giảm sức hấp dẫn của Trung Quốc đối với các nhà đầu tư, do chi phí nhân công tăng nhanh, tác động của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và năm nay là đại dịch Covid-19…
Kể từ tháng 8/2019 đến nay, Ấn Độ và Indonesia đã đẩy mạnh việc thu hút các tập đoàn quốc tế đang có kế hoạch dịch chuyển khỏi Trung Quốc. Đến nay, đã có nhiều thông tin về việc các nhà đầu tư có kế hoạch dịch chuyển đầu tư tới Ấn Độ và các nước khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, quá trình dịch chuyển sẽ không ngay lập tức, mà thường có lộ trình khoảng 2-5 năm, do các chuỗi cung ứng toàn cầu đã được hoàn thiện nên không thể nhanh chóng chuyển dịch.
Ngoài ra, sự dịch chuyển này mang tính đa dạng hóa thị trường, chỉ chuyển dịch một phần chuỗi cung ứng chứ không phải là di dời toàn bộ khỏi Trung Quốc do đây vẫn là thị trường có quy mô rất lớn, vẫn là một điểm đến quan trọng do Trung Quốc có cơ sở hạ tầng, logistics, công nghiệp phụ trợ tốt, đội ngũ công nhân lành nghề, cũng như hệ sinh thái cung ứng công nghệ cao, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của Mỹ, châu Âu… và quy mô sản xuất lớn.
Đối với Việt Nam, trong năm 2019, vốn FDI đăng ký từ Trung Quốc tăng 17% so với năm trước, cao hơn so với mức tăng chung là 7,2%, và là mức tăng cao nhất trong số các đối tác đầu tư lớn của Việt Nam (Hồng Kông tăng 9,1%, Singapore tăng 6,4%, Hàn Quốc tăng 3,7%, Nhật Bản tăng 2,12%).
Trong 5 tháng đầu năm 2020, một số tập đoàn đã lên kế hoạch dịch chuyển đầu tư đến Việt Nam. Cụ thể, theo Nikkei, Google có kế hoạch sản xuất smartphone giá rẻ (Pixel 4a) tại Việt Nam trong khi Microsoft dự định sản xuất notebook và máy tính để bàn trong quý II/2020 còn Apple sẽ sản xuất tai nghe không dây (AirPods) tại Việt Nam thay vì Trung Quốc (3-4 triệu đơn vị, tương đương 30% lượng sản phẩm AirPods). Hãng trò chơi điện tử Nintendo cũng đã chuyển một phần sản xuất máy chơi game Switch Lite sang Việt Nam…
Như vậy, có thể khẳng định xu thế dịch chuyển dòng vốn FDI đã và đang diễn ra, từ trước khi có đại dịch Covid-19. Hay nói cách khác, dịch Covid-19 là chất xúc tác khiến quá trình dịch chuyển này diễn ra nhanh hơn, quyết liệt hơn.
Trước đại dịch Covid-19, vốn FDI đầu tư vào Việt Nam, chủ yếu tập trung vào 3 lĩnh vực chính là: công nghiệp chế biến - chế tạo, kinh doanh bất động sản và bán buôn - bán lẻ - sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy (chiếm 81% tổng vốn đăng ký năm 2019).
Từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang dịch chuyển đầu tư, chủ yếu trong các lĩnh vực: (i) công nghệ thông tin, công nghệ cao (như Sam-sung, Apple…); (ii) thiết bị điện tử và phụ kiện (Panasonic…); (iii) logistics, thương mại điện tử (Alibaba…); (iv) hàng tiêu dùng, bán lẻ (Zara, H&M)…v.v.
Lý do dịch chuyển: Nguồn vốn FDI dịch chuyển mạnh từ Trung Quốc và vùng lãnh thổ sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, chủ yếu do 5 nguyên nhân chính:
Né tránh rủi ro chiến tranh thương mại - công nghệ: Căng thẳng thương mại và công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang khiến các nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm một địa chỉ đầu tư sản xuất (định hướng xuất khẩu) ổn định hơn, ít rủi ro hơn, đồng thời có thể tránh được việc áp thuế cao của Mỹ.
Tiếp tục đa dạng hóa chuỗi sản xuất (Chiến lược “Trung Quốc + 1”): Chiến lược “Trung Quốc + 1” ra đời hơn 10 năm qua do Trung Quốc đang mất dần những lợi thế thu hút FDI như chi phí nhân công tăng, các chính sách khuyến khích đầu tư dần bị xóa bỏ… Đồng thời, do các nước muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc; do đó muốn tìm kiếm và dịch chuyển một phần sang địa điểm đầu tư mới, trong khi vẫn giữ và tận dụng các cơ sở đã đầu tư tại Trung Quốc, cũng như giảm thiểu tác động bởi những cú sốc khi xảy ra đứt gãy 1 khâu/mắt xích trong chuỗi.
Tận dụng cơ hội mới từ các thị trường tiềm năng (Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Philippines…): trong số các nước hưởng lợi từ sự dịch chuyển đầu tư, Việt Nam được đánh giá là một điểm sáng về thu hút đầu tư do môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, thị trường nội địa lớn, mức sống người dân ngày càng tăng; lợi thế tương đồng với Trung Quốc về văn hóa, chính trị, về vị trí địa lý, điểm giúp tiết giảm tối đa chi phí dịch chuyển sản xuất và vẫn duy trì mối liên hệ chặt chẽ với các cơ sở sản xuất hiện có tại Trung Quốc; sự hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam về kinh tế, thương mại, đối ngoại, văn hóa, giáo dục, KHKT….
Dịch Covid-19 thúc đẩy việc sắp xếp lại chuỗi sản xuất: dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu, đồng thời cho thấy sự phụ thuộc lớn của chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu vào Trung Quốc. Do đó, các tập đoàn đa quốc gia muốn dịch chuyển đầu tư sang các nước châu Á khác như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Philippines… Xu thế dịch chuyển dòng vốn FDI đã và đang diễn ra từ trước khi có đại dịch Covid-19; tuy nhiên, dịch Covid-19 là chất xúc tác khiến quá trình dịch chuyển này diễn ra nhanh hơn, quyết liệt hơn.
Chính phủ 1 số nước như Mỹ, Nhật Bản... khuyến khích chuyển dịch chuỗi cung ứng: tháng 4/2020, Nhật Bản đã dành 2,2 tỷ USD trong gói cứu trợ kinh tế gần 1.000 tỷ USD để giúp các nhà sản xuất Nhật Bản chuyển chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc; đồng thời khởi động một chương trình trợ cấp trị giá 23,5 tỷ Yên (220 triệu USD), nhằm hỗ trợ các công ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng tại các nước ASEAN.
Đối với Mỹ, ngày 14/5/2020, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh nhằm hỗ trợ các công ty Mỹ dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Các nhà lập pháp của Mỹ cũng đang soạn thảo dự thảo luật nhằm làm giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc, trong đó bao gồm ý tưởng thành lập một quỹ 25 tỷ USD để đầu tư vào các công ty muốn cải tổ mối quan hệ với Trung Quốc.
Nhà đầu tư ngoại đa số mong muốn một số yếu tố quan trọng sau: (i) Ổn định chính trị, môi trường pháp lý và kinh tế vĩ mô; (ii) Cơ chế, chính sách (về đất đai, thuế, lao động, điều hành kinh tế vĩ mô như tỷ giá, lãi suất)... cần đảm bảo tính nhất quán, ít thay đổi, có thể dự báo được; (iii) Thông tin công khai, minh bạch, dễ tiếp cận, dễ tra cứu và cũng là để góp phần giảm thiểu cơ hội tham nhũng;
(iv) Thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ, ra quyết định nhanh chóng vừa là giúp giảm chi phí hành chính, vừa là giảm chi phí cơ hội (thủ tục phiền hà có thể làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp); (v) Cơ sở hạ tầng đồng bộ (khu công nghiệp và các dịch vụ đi kèm, điện, nước, giao thông vận tải, thông tin, logistics...); (vi) Nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, công nhân có tay nghề; (vii) Công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ nội địa phát triển.
Qua nghiên cứu các công bố chính sách thu hút FDI gần đây của một số nước trong khu vực; có thể thấy Chính phủ các nước đang chủ yếu dùng 5 công cụ: (i) thuế (như Indonesia có kế hoạch giảm thuế TNDN từ 25% về mức 23% năm 2021; Ấn Độ miễn thuế từ 4-10 năm cho các dự án đầu tư trong 1 số lĩnh vực ưu tiên); (ii) đất đai (Indonesia cam kết dành 400ha cho các nhà đầu tư; Ấn Độ cam kết dành ra quỹ đất rộng 461ha nhằm thu hút DN rời khỏi Trung Quốc và đã chọn ra 10 ngành chủ chốt để tập trung thúc đẩy sản xuất và chỉ thị đại sứ quán Ấn Độ ở các nước tiếp cận những công ty đang tìm nơi đầu tư…);
(iii) cam kết giữa các nhà lãnh đạo cấp cao về cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh (như Indonesia); (iv) cung cấp gói hỗ trợ đào tạo công nhân lành nghề (Thái Lan); và (v) có biện pháp tăng rào cản nhằm ngăn chặn tình trạng thâu tóm trong 1 số lĩnh vực (Mỹ, Nhật Bản, EU, Anh, Úc…).
Việc dịch chuyển đầu tư đã và đang diễn ra, và Việt Nam đang được đánh giá là một trong những quốc gia hấp dẫn thu hút sự dịch chuyển. Tuy nhiên, để tạo lợi thế và cạnh tranh với các nước trong khu vực trong thu hút vốn FDI này, Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp như sau:
Tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh, xây dựng kịch bản có làn sóng Covid-19 thứ hai;
Sớm xây dựng và công bố chính sách thu hút dịch chuyển dòng vốn đầu tư; trong đó, cần nêu rõ lĩnh vực ưu tiên, địa phương ưu tiên (gắn với quy hoạch tổng thể, tránh cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương);
Rà soát toàn bộ các khu công nghiệp (KCN): các KCN cần ưu tiên mở rộng/ xây mới, các KCN cần thu hẹp, thu lại; công bố danh sách các KCN có quỹ đất sạch, CSHT sẵn sàng…v.v.;
Rà soát, cập nhật, điều chỉnh phù hợp phân cấp phê duyệt đầu tư, tinh gọn qui trình, thủ tục về đầu tư nước ngoài, gắn với đẩy mạnh cải cách TTHC một cách thực chất; công bố qui định, qui trình một cách công khai, minh bạch;
Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện chiến lược, hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế số, mô hình kinh doanh mới gắn với công nghệ số (lĩnh vực NĐT nước ngoài rất quan tâm);
Có chính sách, gói hỗ trợ đào tạo nhân lực có tay nghề (nguồn tài trợ từ cả Trung ương và địa phương);
Khẩn trương có biện pháp ngăn ngừa hình thức thâu tóm, đầu tư chui hoặc núp bóng (gắn với yêu cầu an ninh, quốc phòng và bất động sản);
Tăng cường gặp gỡ trực tiếp giữa Lãnh đạo Chính phủ, bộ ngành, địa phương với các NĐT lớn để nắm rõ nhu cầu, tháo gỡ vướng mắc nhanh chóng; sớm vận hành hiệu quả Tổ công tác đặc biệt.
Duy trì sự ổn định môi trường vĩ mô, nâng cao năng lực chống chịu của nền kinh tế đối với các cú sốc từ bên ngoài (nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia và DN, phát triển thị trường trong nước; tăng dự trữ ngoại hối, phát triển hệ thống tài chính, kiểm soát nợ xấu...) và luôn đảm bảo tính nhất quán, tính ổn định và tính phù hợp của các cơ chế, chính sách, nhất là các chính sách về đất đai, thuế, lao động, điều hành kinh tế vĩ mô (tỷ giá, lãi suất)... để các nhà đầu tư đầu tư nước ngoài yên tâm xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn tại Việt Nam;
Có chiến lược dài hạn về cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư kinh doanh, từ đó có lộ trình thực hiện từng năm (thay vì làm từng năm như hiện nay); tiếp tục đẩy mạnh cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư - kinh doanh; đảm bảo yếu tố công khai, minh bạch; thủ tục hành chính cần được tiếp tục đơn giản hóa, thuận tiện, hiệu quả…;
Đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng bộ (KCN, điện, nước, hạ tầng GTVT, thông tin, logistics, dịch vụ đi kèm KCN...) và quyết tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo đánh giá và khuyến nghị của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2019;
Đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn vào cả 3 lĩnh vực (công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ); thúc đẩy phát triển nhanh hơn công nghiệp hỗ trợ, phục vụ nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động theo chuỗi trong và ngoài nước;
Thực hiện hiệu quả Nghị quyết 58/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.