Xuất khẩu sang Trung Quốc ‘thủng đáy’, gạo Việt liên tục nhận tin xấu

Tiểu Vy - 25/10/2024 11:15 (GMT+7)

(VNF) - Dù tăng trưởng ở nhiều thị trường, nhưng gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc lại “thủng đáy” lịch sử. Thế mạnh này của Việt Nam cũng nhận thêm các tin xấu trong thời gian gần đây.

Thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng năm 2024, lượng gạo xuất khẩu đạt 6,96 triệu tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước và giá trị đạt 4,35 tỷ USD, tăng 23%.

Về thị trường trong 9 tháng qua, xuất khẩu gạo sang ASEAN tăng mạnh 32,6% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 73% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Song, gạo xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc lại giảm “chóng mặt”.

Cụ thể, 9 tháng qua, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc chỉ đạt 241.000 tấn, thu về 141,2 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu gạo sang thị trường này giảm mạnh 72%.

Số liệu thống kê trước đó cho thấy, trong nhiều năm qua Trung Quốc luôn là khách hàng lớn của gạo Việt Nam. Năm 2012, quốc gia tỷ dân này trở thành khách hàng lớn nhất, chiếm 27,5% tổng giá trị xuất khẩu gạo của nước ta.

Indonesia - khách hàng lớn thứ 2 của gạo Việt - ra thông báo huỷ phiên đấu thầu mua 340.000 tấn gạo.

Giá trị xuất khẩu gạo Việt sang Trung Quốc từ năm 2012 - 2016 duy trì tương đối ổn định. Năm 2017, gạo xuất sang thị trường này tăng đột biến, đạt gần 1,03 tỷ USD, chiếm gần 40% trong tổng giá trị xuất khẩu gạo.

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc năm 2019 bất ngờ sụt giảm về mức 240,3 triệu USD, nhưng nhanh chóng hồi phục ở các năm sau đó.

Còn với con số 141,2 triệu USD, gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc chính thức “thủng đáy” lịch sử, khi thấp hơn nhiều con số kim ngạch 192,9 triệu USD của cùng kỳ năm 2019.

Đáng chú ý, gạo Việt còn nhận thêm những tin xấu khiến giá mặt hàng này được dự báo sẽ giảm đáng kể trong thời gian tới.

Cụ thể, mới đây Indonesia - khách hàng lớn thứ 2 của gạo Việt - ra thông báo huỷ phiên đấu thầu mua 340.000 tấn gạo. Theo đó, cơ quan Bulog của Indonesia đã điều chỉnh nội dung ban hành đợt đấu thầu quốc tế, muốn mời thêm Ấn Độ tham gia, thay vì chỉ mua gạo từ Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Pakistan như các lần mời thầu trước đây.

Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng dự báo xuất khẩu gạo năm 2025 của Ấn Độ được nâng lên 3 triệu tấn, lên 21 triệu tấn và xuất khẩu gạo của Brazil, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam được hạ thấp hơn trước.

Với động thái của Ấn Độ gỡ bỏ lệnh xuất khẩu gạo, giảm thuế xuất khẩu gạo lứt và gạo đồ từ 20% xuống 10%, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), nhìn nhận, việc này chắc chắn ảnh hưởng đến giá xuất khẩu của nước ta. Do đó, các doanh nghiệp, hiệp hội cần theo dõi sát sao để không bị động.

Ông Hải cũng nhấn mạnh, ngành nông nghiệp đang thực hiện chủ trương chuyển sang sản xuất các loại gạo chất lượng cao, gạo có tính đặc thù như gạo thơm. Điều này giúp Việt Nam đa dạng hóa sản phẩm, không bị “đụng hàng” với các loại gạo Ấn Độ xuất khẩu và hạn chế được khả năng bị ảnh hưởng.

Dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam ngày 24/10 giảm còn 531 USD/tấn, gạo 25% tấm có giá 503 USD/tấn và gạo 100% tấm ở mức 432 USD/tấn.

Trong tháng 9 vừa qua, giá trung bình xuất khẩu gạo của Việt Nam ở mức 609 USD/tấn - mức thấp nhất trong một năm qua, đồng thời cũng là tháng đầu tiên trong năm 2024 ghi nhận giá xuất khẩu tăng trưởng âm so với tháng cùng kỳ năm 2023.

Tuy nhiên, luỹ kế 9 tháng năm 2024, giá trung bình xuất khẩu gạo của nước ta vẫn đạt 624 USD/tấn, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cùng chuyên mục
Làn sóng thâu tóm mới, công ty bảo hiểm Việt liên tục đổi chủ

Làn sóng thâu tóm mới, công ty bảo hiểm Việt liên tục đổi chủ

(VNF) - Tasco đang lên kế hoạch rót thêm 800 tỷ đồng vào Bảo hiểm Tasco. Đây là bước đi tiếp theo sau khi Tasco thâu tóm DN bảo hiểm Bảo hiểm Groupama Việt Nam cuối năm 2022 và đổi tên thành Bảo hiểm Tasco.

Ô tô Nisu bị truy thu và gần 2 tỷ đồng tiền thuế

Ô tô Nisu bị truy thu và gần 2 tỷ đồng tiền thuế

(VNF) - Công ty TNHH Kinh doanh Ô tô Nisu bị truy thu, tiền phạt, tiền chậm nộp với tổng số tiền 1,938 triệu đồng.

Vàng quá rủi ro, BĐS chưa tăng mạnh: Rút tiền tiết kiệm mua cổ phiếu 'vua'?

Vàng quá rủi ro, BĐS chưa tăng mạnh: Rút tiền tiết kiệm mua cổ phiếu 'vua'?

(VNF) - "Cổ phiếu vua" là sự lựa chọn chung của các chuyên gia HSC khi tìm kiếm nhóm ngành tiềm năng cho năm 2025.

Hoàn tiền không trả hàng: 'Bóp nghẹt' thương mại điện tử Trung Quốc

Hoàn tiền không trả hàng: 'Bóp nghẹt' thương mại điện tử Trung Quốc

(VNF) - Khi tình hình cạnh tranh trong ngành ngày càng khốc liệt, các công ty thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc phải đưa ra những ưu đãi "không tưởng" nhằm giữ chân khách hàng. Nhưng một trong số những chính sách ưu đãi này đang trở thành dây thừng "bóp nghẹt" chính họ.

Vừa tăng vốn lên 550 tỷ, chủ khách sạn Grand Plaza Hà Nội lại bị phát hiện trốn thuế

Vừa tăng vốn lên 550 tỷ, chủ khách sạn Grand Plaza Hà Nội lại bị phát hiện trốn thuế

(VNF) - Công ty TNHH khách sạn Grand Plaza Hà Nội được xác định đã có hành vi trốn thuế và gian lận thuế, cùng nhiều vi phạm thuế khác.

Thiếu trạm sạc ô tô điện, cơ hội cho xe hybrid?

Thiếu trạm sạc ô tô điện, cơ hội cho xe hybrid?

(VNF) - Theo KPMG, trong bối cảnh cơ sở hạ tầng cho xe điện tại Việt Nam chưa được phát triển rộng rãi, Chính phủ nên cân nhắc các giải pháp khuyến khích thay thế các dòng xe đốt trong (ICE) bằng các dòng xe hybrid (PHEV, HEV), là những dòng xe thân thiện hơn với môi trường.

Cần hơn 9.200 tỷ xây dựng Sân bay quốc tế Vân Phong

Cần hơn 9.200 tỷ xây dựng Sân bay quốc tế Vân Phong

(VNF) - Cảng hàng không quốc tế Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) được đề xuất đầu tư 9.000 tỷ đồng theo hình thức PPP, quy mô công suất là 1,5 triệu hành khách/năm.

Tỷ giá nóng trở lại, VND chịu áp lực đến khi nào?

Tỷ giá nóng trở lại, VND chịu áp lực đến khi nào?

(VNF) - Kể từ đầu tháng 10, tỷ giá USD/VND bất ngờ tăng mạnh trở lại, tiến gần đến mức kỷ lục trước đó. Theo ông Nguyễn Minh Tuấn, Tổng Giám đốc AFA Capital, áp lực lên tỷ giá sẽ còn hiện hữu trong dài hạn.

NHNN gặp khó khăn kiểm soát DN ngoài ngành sở hữu chéo ngân hàng

NHNN gặp khó khăn kiểm soát DN ngoài ngành sở hữu chéo ngân hàng

(VNF) - Theo báo cáo của NHNN, việc kiểm soát sở hữu chéo giữa các công ty ngoài ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp không phải là công ty đại chúng với ngân hàng gặp nhiều khó khăn do các bên liên quan cố tình che giấu, lách luật.