Căng thẳng thanh khoản, lãi suất chuẩn bị thêm một đợt tăng mạnh

Linh Anh - 05/10/2022 08:17 (GMT+7)

(VNF) - Lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng tăng vọt sau động thái tăng mạnh lãi suất huy động và nhiều khuyến mại “hút” tiền gửi của các ngân hàng thương mại. Điều này cho thấy thanh khoản hệ thống nhiều dấu hiệu căng thẳng.

VNF
Lãi suất tăng nhưng hút tiền về không dễ dàng.

Xuất hiện đỉnh lãi suất 9%

Ngày 4/10, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng có biến động mạnh, tăng vọt ở tất cả kỳ hạn. Trong đó, lãi suất qua đêm ngày 4/10 lên tới 7,74%/năm, cao hơn 2,81 điểm % so với ngày 30/9. Lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng ở các kỳ hạn khác cũng quanh mức 7,5%/năm.

Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có xu hướng tăng mạnh và lập đỉnh nhiều năm ngay từ những ngày đầu tháng 9. Sau đó, lãi suất liên ngân hàng đã quay đầu giảm mạnh.

Gần đây, lãi suất liên ngân hàng lại tăng cao sau động thái tăng mạnh lãi suất huy động và nhiều khuyến mại “hút” tiền gửi của các ngân hàng thương mại.

Trên thị trường 1 (dân cư và ngân hàng), biểu lãi suất tiết kiệm tại nhiều ngân hàng tăng tới 100 điểm cơ bản. Lãi suất các sản phẩm tiền gửi cao nhất trên thị trường hiện lên đến 8,4%/năm, áp dụng cho các khoản tiền gửi nhỏ từ 10 triệu đồng. Đây là hình thức huy động theo chứng chỉ tiền gửi, dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức.

Sản phẩm chứng chỉ tiền gửi này được Ngân hàng Bản Việt tung ra vào ngày 3/10. Cụ thể, khách hàng sẽ nhận được lãi suất 7,5%/năm - 7,8%/năm - 8%/năm - 8,2%/năm tương ứng với các kỳ hạn 6, 9, 12, 15 tháng. Còn ở kỳ hạn 18 tháng, khách sẽ nhận được mức lãi suất tới 8,4%/năm.

Ngay sau đó, có thêm một số ngân hàng thương mại cũng thực hiện huy động qua chứng chỉ tiền gửi với lãi suất cao hơn, 8,5%/năm, cũng áp cho những khoản tiền gửi món nhỏ.

Đến nay, lãi suất các sản phẩm tiền gửi cao nhất trên thị trường đã lên đến 8,4%/năm, thậm chí có ngân hàng đang có mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cho kỳ hạn 13 tháng cao nhất lên tới 8,8%/năm nhưng với số tiền gửi rất lớn.

Lãi suất huy động 8,4%/năm đã phá mức cao nhất của tuần trước trên thị trường là 8,2%. Ngân hàng số Cake by VPBank cũng vừa tăng lãi suất huy động lên cao. Mức cao nhất lên 8,2%/năm ở kỳ hạn 36 tháng, gửi từ 300 triệu đồng trở lên; Ngân hàng Hàng Hải (MSB) tiết kiệm online đặc biệt kỳ hạn 12 tháng lên 8% (bình thường là 7,5%/năm)…

ABBank đang có mức lãi suất cao nhất lên tới 8,8%/năm cho kỳ hạn 13 tháng nhưng với số tiền gửi từ 500 tỷ đồng.

Đặc biệt, ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông báo nâng trần lãi suất huy động dưới 6 tháng thêm 1 điểm % vào ngày 22/9, hàng loạt ngân hàng thương mại đã đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi với mức tăng từ 0,3-1,3 điểm %. Tính từ đầu năm đến nay, lãi suất tiết kiệm đã tăng trên dưới 1%.

Bên cạnh việc tăng lãi suất, các ngân hàng còn đẩy mạnh chương trình khuyến mại, cộng thêm lãi suất hay tặng quà có giá trị lớn để thu hút dòng tiền nhàn rỗi từ dân cư.

Áp lực thanh khoản: Tăng lãi suất hút thêm tiền

Công ty Chứng khoán SSI đánh giá, mặt bằng lãi suất huy động của nhiều nhà băng hiện đã quay về giai đoạn trước Covid-19 và áp lực vẫn còn tương đối lớn, khi chênh lệch huy động - tín dụng chưa được cải thiện nhiều.

Có thể thấy, lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại đang có xu hướng tăng lên để các nhà băng có thể huy động lượng tiền nhàn rỗi từ người dân cũng như các tổ chức trong bối cảnh tốc độ huy động vốn từ đầu năm đến nay luôn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/9, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 4,04% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 4,28%), còn tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 10,54% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 7,17%), tương đương gấp 2,6 lần tốc độ tăng trưởng huy động vốn.

Ngoài ra, sau khi NHNN điều chỉnh nới room tín dụng năm 2022 cho các tổ chức tín dụng có đề nghị, một số ngân hàng đã mở lại hoạt động giải ngân vốn bị ùn ứ trước đó. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới thanh khoản căng thẳng cục bộ trong thời gian gần đây.

Trong báo cáo chiến lược quý IV/2022, Công ty chứng khoán ACBS cho biết, hạn mức tín dụng đã được nới thêm khoảng 2% trong quý III và được kỳ vọng sẽ nới thêm 2% trong quý cuối năm.

Trong khi đó, Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, NHNN sẽ duy trì thanh khoản trên hệ thống ngân hàng ở trạng thái không quá dồi dào trong giai đoạn còn lại của năm nhằm mức chênh lệch hợp lý với lãi suất USD, giảm thiểu áp lực lên tỷ giá.

Trên thị trường mở (OMO), ngày 3/10, NHNN vẫn phát hành tín phiếu để hút tiền về nhưng hoàn toàn không có khối lượng trúng thầu. Ở kênh cầm cố, NHNN đã phải bơm ra hỗ trợ suýt soát 3.000 tỷ đồng và đáng chú ý là lãi suất đã lên tới 6,3%/năm. Điều này cho thấy trạng thái căng dần lên của thanh khoản hệ thống.

Hơn nữa, việc bán USD của Ngân hàng Nhà nước để cố gắng kiểm soát tỷ giá sẽ làm gia tăng áp lực thanh khoản của đồng VND.

Như vậy, tại thời điểm này, thị trường chứng kiến cùng lúc lãi suất VND tăng mạnh trên cả thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng) và thị trường 1, trong khi tỷ giá USD/VND vẫn duy trì đà tăng lên.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Nhận tin Tổng thống Iran tử vong, vàng vọt lên cao kỷ lục, hướng đến 3.000 USD/ounce

Nhận tin Tổng thống Iran tử vong, vàng vọt lên cao kỷ lục, hướng đến 3.000 USD/ounce

(VNF) - Việc Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tử vong trong vụ tai nạn máy bay đã làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông, điều mà các nhà phân tích cho rằng làm tăng sức hấp dẫn của kim loại quý, vốn được coi là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ hỗn loạn.

Nhận tin nhà nước thoái vốn, BCM và NTP lập tức tăng kịch trần

Nhận tin nhà nước thoái vốn, BCM và NTP lập tức tăng kịch trần

(VNF) - Thoái vốn Nhà nước có thể là một trong những lý do khiến BCM và NTP tăng kịch trần trong phiên 20/5 khi câu chuyện bán vốn luôn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trên thị trường.

Nợ công Việt Nam tương đương 37% GDP

Nợ công Việt Nam tương đương 37% GDP

(VNF) - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết đến cuối năm 2023 quy mô nợ công/GDP ước khoảng 37%, nợ Chính phủ/GDP ước khoảng 34%

Đầu tư tài sản số: Năm rủi ro cần lưu ý

Đầu tư tài sản số: Năm rủi ro cần lưu ý

(VNF) - Sự phát triển công nghệ cho phép các nhà đầu tư tài chính có được hoặc mất đi số tiền lớn chỉ trong cú chạm lên màn hình điện thoại. Không ít rủi ro mà nhà đầu tư phải đối mặt, đặc biệt là ở các kênh đầu tư chưa có hành lang pháp lý.

Tỷ phú Narayana Murthy: Vay vợ 250 USD khởi nghiệp, xây 'đế chế' 70 tỷ USD

Tỷ phú Narayana Murthy: Vay vợ 250 USD khởi nghiệp, xây 'đế chế' 70 tỷ USD

(VNF) - Với số vốn ban đầu là 250 USD vay từ vợ, tỷ phú Ấn Độ Narayana Murthy đã xây dựng Tập đoàn Infosys trở thành công ty dịch vụ công nghệ thông tin top 3 thế giới, với giá trị vốn hóa trên 70 tỷ USD.

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

(VNF) - UBND TP. Đà Nẵng vừa có văn bản về hủy bỏ tạm dừng giao dịch tài các công ty liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) và bà Nguyễn Thị Thu Hiền (vợ ông Vũ).

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

(VNF) - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, tình trạng gian lận, trốn thuế còn lớn, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, tình hình nợ đọng thuế có xu hướng tăng.

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

(VNF) - Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của 4 doanh nghiệp.

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

(VNF) - Với tâm lý tiêu dùng bị ảnh hưởng trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nhiều người mua Trung Quốc đang yên tâm "đặt cược" vào các khoản đầu tư trú ẩn an toàn như vàng, thay vì mua kim cương.

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

(VNF) - Các nhà sản xuất xe điện (EV) hàng đầu của Trung Quốc từ BYD đến Xpeng đang mất nhiều thời gian hơn để giải quyết các khoản thanh toán với nhà cung cấp, trước thực trạng doanh số bán hàng chậm lại và chiết khấu ngày càng tăng.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.