Cầu tài chính tiêu dùng 2019 sẽ tăng mạnh

Thuỳ Vinh - 17/02/2019 15:23 (GMT+7)

Năm 2019, thị trường tài chính tiêu dùng được đánh giá vẫn theo xu hướng tăng trưởng mạnh khi nhu cầu chi tiêu tăng, song sẽ đi vào thực chất hơn và sự khác biệt trong văn hóa kinh doanh giữa các công ty tài chính cũng rõ nét hơn.

VNF
1

Dư địa không ít

Ông Đàm Thế Thái, Phó tổng giám đốc HD Saison cho rằng, nhu cầu vay tiêu dùng tại Việt Nam còn rất lớn, do độ thâm nhập của các tổ chức tín dụng chưa cao, nhất là ở vùng nông thôn.

Theo đánh giá của ông Thái, tỷ lệ mua hàng trả góp chỉ ở mức 20 - 25%, nên dư địa còn rất lớn. Hơn nữa, nhu cầu mua mới và nâng cấp xe máy, điện thoại, điện máy gia dụng, đồ gỗ nội thất… của người dân sẽ tiếp tục tăng mạnh trong nhiều năm nữa, nên đây sẽ vẫn là sản phẩm chủ lực của các công ty tài chính.

Cũng theo ông Thái, thị trường tài chính tiêu dùng năm 2019 vẫn theo xu hướng tăng trưởng mạnh. Công ty nào quản trị rủi ro tốt, sẵn sàng đổi mới để đáp ứng đòi hỏi của thị trường sẽ tận dụng được nhiều cơ hội để duy trì nhịp tăng trưởng. Trong khi các công ty tài chính non trẻ đang thử nghiệm nhiều phương pháp tiếp cận khách hàng mới, thì các công ty tài chính kỳ cựu tiếp tục đầu tư mạnh vào công nghệ và con người để tận dụng cách mạng công nghiệp 4.0.

Ông Kalidas Ghose, Tổng giám đốc, kiêm Phó chủ tịch Hội đồng Thành viên FE Credit cho biết, FE Crdit kỳ vọng tăng trưởng ổn định ở mức 20% trong năm nay. Năm 2018, số lượng khách hàng của Công ty tăng thêm gần 30% so với năm trước đó. Lý do là, tỷ lệ thâm nhập thị trường hiện nay của tài chính tiêu dùng Việt Nam mới chiếm 25 - 30%.

Chia sẻ vấn đề này, ông Nguyễn Mai Long, Giám đốc điều hành Easy Credit (Khối tín dụng tiêu dùng của EVN Finance) cũng nhận định, dư địa tài chính tiêu dùng ở Việt Nam còn khá lớn, với trên 70% dân số đang trong độ tuổi lao động, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Dấu hiệu nữa về sức hấp dẫn của lĩnh vực này là sự đổ bộ ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường bán lẻ Việt Nam trong những tháng cuối năm 2018, cho thấy niềm tin vào tiềm năng phát triển của ngành tài chính tiêu dùng ở Việt Nam.

Rào cản vẫn nhiều

Bất kỳ doanh nghiệp mới nào bước vào thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam đều phải đối mặt với không ít thách thức, trong đó thách thức lớn nhất là quản lý rủi ro khách hàng. Quản lý rủi ro là một trong những rào cản lớn nhất vì các thông tin để xác minh khách hàng cũng như dữ liệu khách hàng khá hạn chế.

Tại FE Credit, để khắc phục việc thiếu các dữ liệu về hành vi người tiêu dùng, Công ty đã kết hợp với các đối tác như Telco và áp dụng các hình thức đánh giá rủi ro mới dựa trên các nguồn chứng minh thu nhập của khách hàng như hóa đơn điện thoại, hóa đơn điện hay các giao dịch tài chính khác.

Ông Đàm Thế Thái cho rằng, thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam còn một số rào cản, đòi hỏi công ty có chiến lược phù hợp để vượt qua.

Mặc dù ngành tài chính tiêu dùng đã có lịch sử phát triển hơn 10 năm và đang phát triển mạnh, nhưng tỷ lệ cho vay trên doanh số bán hàng chưa cao, một phần do các chủ cơ sở bán lẻ hàng hóa tiêu dùng chưa thấy được hết tầm quan trọng và ý nghĩa tích cực của tín dụng tiêu dùng trong việc tăng doanh số bán hàng của chính mình.

Mặt khác, nhiều khách hàng còn thiếu thông tin về vay trả góp, hoặc có cái nhìn thiếu chính xác về dịch vụ này. Trong khi đó, cơ sở pháp lý đối với ngành tài chính tiêu dùng cần được hoàn thiện hơn nữa để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như các công ty tài chính.

Ông Nguyễn Mai Long cũng cho biết, hiện còn nhiều rào cản đối với thị trường tín dụng tiêu dùng Việt Nam. Trong đó, rào cản lớn nhất có lẽ là mức độ nhận biết về các tổ chức tín dụng tiêu dùng hợp pháp của người tiêu dùng còn thấp. Cụ thể, người dân chưa nắm rõ đâu là những đơn vị tín dụng hoạt động với sự quản lý và giám sát của Ngân hàng Nhà nước, đâu là những đơn vị không được cấp phép. Sự bùng phát tràn lan của các băng nhóm kinh doanh tín dụng đen núp bóng ngân hàng hay các công ty tài chính cũng bắt nguồn từ đó. Nhiều cá nhân đã rơi vào bẫy của các băng nhóm này, dẫn đến hậu quả đáng tiếc, gây nhiều hệ lụy cho xã hội, đồng thời làm xấu đi hình ảnh của hoạt động tín dụng tiêu dùng nói chung.

Được biết, các cơ quan quản lý nhà nước như Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan, ban, ngành khác đã ủng hộ sự phát triển của ngành tài chính tiêu dùng bằng cả chủ trương và hành động, coi đây là một công cụ hết sức hiệu quả để đáp ứng nhu cầu tài chính của người dân nhằm đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ tín dụng đen...

Theo InfoMoney
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.