'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank), đây là trường hợp hiếm khi xảy ra bởi hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng khá chặt chẽ với nhiều khâu kiểm tra, giám sát.
Để tránh tình trạng mất tiền oan, ông Hưng khuyến cáo, người gửi tiết kiệm nên thường xuyên kiểm tra tình trạng sổ với những biện pháp đơn giản mà ngân hàng hiện đang cung cấp.
Tại Việt Nam, TPBank là ngân hàng đầu tiên triển khai việc in mã QR trên sổ tiết kiệm. Người gửi chỉ cần tải ứng dụng TPBank eBank, mở tính năng quét mã QR và scan mã QR trên sổ tiết kiệm của mình. Chỉ sau vài giây toàn bộ thông tin liên quan đến sổ tiết kiệm lưu trên hệ thống của TPBank sẽ hiện ra và khách hàng có thể đối chiếu ngay.
Thông tin trên sổ tiết kiệm được mã hóa theo thuật toán riêng trước khi chuyển thành QR code và chỉ các sổ tiết kiệm được in ra từ hệ thống Core Banking của TPBank thì mới có mã QR. Nếu dùng ứng dụng đọc QR code thông thường, khách hàng chỉ nhận được các chuỗi ký tự dài khó hiểu.
Khi dùng ứng dụng ebank của TPBank, các thông tin được giải mã, truy vấn dữ liệu trên máy chủ của ngân hàng, nếu sổ tiết kiệm đó đang có trên hệ thống thì mới hiển thị thông tin, còn nếu không thì chỉ nhận được thông báo: "Sổ tiết kiệm không tồn tại hoặc đã tất toán".
Quét mã QR không chỉ giúp khách hàng kiểm tra thông tin in trên sổ tiết kiệm có khớp đúng với số tiền gửi được nhập vào hệ thống của ngân hàng hay không mà còn cho biết trạng thái sổ có đang bị phong tỏa hay cầm cố.
Có thể thấy, các rủi ro từ nhân viên (nếu có) thường xảy ra ngay sau khi khách hàng mở sổ tiết kiệm. Do đó, ngay sau khi mở sổ tại quầy, người gửi nên chủ động kiểm tra xem tiền mình gửi đã vào hệ thống ngân hàng đó hay chưa.
Cách tra cứu truyền thống mà khách hàng nào cũng nắm được là tới quầy giao dịch để tra cứu thông tin. Tuy nhiên, cách thức này hơi mất thời gian và ít khi được người dùng áp dụng.
Người gửi cũng có thể gọi tới tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng để tra cứu tình trạng sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, với cách này, khách hàng phải cung cấp thông tin cá nhân cho tổng đài viên để kiểm tra số dư sổ tiết kiệm. Tổng đài của các ngân hàng sẽ ghi âm lại cuộc gọi, đây sẽ là bằng chứng cần thiết cho khách hàng nếu có phát sinh sau này.
Đây là cách kiểm tra đơn giản và tiện lợi nhất hiện nay. Khách hàng chỉ cần truy cập vào ebank của ngân hàng, nhập tài khoản, mật khẩu rồi truy vấn. Khi truy cập internet banking (mobile banking), bạn có thể dễ dàng kiểm tra được cả số dư tài khoản thanh toán lẫn số dư tại các sổ tiết kiệm (dù gửi tại quầy hay gửi online).
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.