'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tái cơ cấu Ngân hàng Tiên Phong đã hoàn tất chưa? Dường như đã hoàn tất trong năm 2017. Nợ xấu nếu tính cả nội bảng và ngoại bảng tại VAMC và DATC của ngân hàng này hiện chỉ còn 1.356 tỷ đồng, chiếm 2,1% tổng dư nợ. Lợi nhuận trước thuế năm 2017 cực kỳ ấn tượng khi đạt trên 1.200 tỷ đồng, tăng tới trên 70% so với năm 2016. Vốn chủ sở hữu từ chỗ thấp hơn vốn điều lệ, sau 1 năm đã vượt tới hơn 800 tỷ đồng.
Cơ cấu tài sản sinh lời của TPBank năm qua cũng ghi nhận chuyển biến tích cực đáng kể khi dư nợ tín dụng được nâng lên 63.422 tỷ đồng, cao hơn khá nhiều dư nợ liên ngân hàng (22.488 tỷ đồng) và chứng khoán đầu tư (25.465 tỷ đồng) cộng lại.
Năm 2016, dư nợ tín dụng của TPBank ở mức 46.642 tỷ đồng, thấp hơn dư nợ liên ngân hàng (23.784 tỷ đồng) và chứng khoán đầu tư (29.901 tỷ đồng) cộng lại. Điều này rất hiếm xảy ra ở các ngân hàng bởi các khoản tín dụng luôn là tài sản sinh lời chiếm tỷ lệ vượt trội trong cơ cấu tài sản sinh lời. Năm 2015, dư nợ tín dụng của TPBank thậm chí chỉ vọn vẹn 28.240 tỷ đồng, nhỉnh hơn một chút con số 20.290 tỷ đồng dư nợ liên ngân hàng và 21.578 tỷ đồng chứng khoán đầu tư.
Với những chuyển biến và kết quả trên, câu chuyện tái cơ cấu TPBank 6 năm trước đến nay đã có thể chôn vào quá khứ. Thế nhưng, TPBank hiện tại liệu có nhẹ bước trên hành trình tương lai?
Một trong những điểm nhấn của TPBank năm qua, như đã trình bày ở trên, là việc cơ cấu tài sản sinh lời chuyển biến theo hướng tập trung mạnh vào tín dụng – hoạt động kinh doanh cốt lõi của mọi ngân hàng với vai trò trung gian của nền kinh tế.
Tuy nhiên, "bước chuyển" của TPBank dường như quá nhanh và tiềm ẩn rủi ro về chất lượng tài sản tín dụng.
Xét cả năm 2017, dư nợ tín dụng của TPBank đã tăng từ 46.642 tỷ đồng lên 63.422 tỷ đồng, tương đương mức tăng tới 36%. Mức tăng này thuộc hàng cao nhất trong hệ thống ngân hàng.
Đi sâu hơn, dư nợ ngắn hạn của TPBank năm qua chỉ tăng vỏn vẹn 4,5%, từ 17.905 tỷ đồng lên 18.703 tỷ đồng. Trong khi đó, dư nợ trung và dài hạn tăng tới 56%, từ 28.737 tỷ đồng lên 44.718 tỷ đồng. Cơ cấu dư nợ trung và dài hạn trên tổng dư nợ theo đó tăng mạnh, từ 62% lên 71%.
Mặc dù các khoản cho vay trung và dài hạn có lãi suất cao, sinh lời lớn nhưng các ngân hàng luôn phải thận trong với các khoản này bởi nó tiềm ẩn rủi ro lớn do kỳ hạn cho vay dài (bởi vì rủi ro lớn nên lãi suất mới cao).
71% là mức tỷ trọng thuộc hàng lớn nhất hệ thống ngân hàng, cho thấy TPBank đang "đặt cược" vào mức độ sinh lời hơn là mức độ an toàn tài sản. Bản thân con số 62% của TPBank hồi đầu năm 2017 cũng đã là một tỷ trọng rất cao trong hệ thống.
Nhưng chưa hết. Dấu hỏi về chất lượng tài sản của TPBank còn nằm ở các khoản phải thu. Năm 2017 chứng kiến mức tăng đột biến về các khoản phải thu của TPBank, từ mức 1.269 tỷ đồng lên đến 6.732 tỷ đồng, nghĩa là tăng gấp 5,3 lần.
Các khoản phải thu tại các ngân hàng được biết đến là tài sản ít sinh lời và tiềm ẩn rủi ro cao hơn nhiều các tài sản khác, thậm chí là nơi để các ngân hàng "giấu" nợ xấu.
Báo cáo tài chính quý quý IV/2017 không thuyết minh rõ ràng về các khoản phải thu này, chỉ liệt kê một cách sơ sài: 6.593 tỷ đồng là các khoản phải thu bên ngoài, 65 tỷ đồng là các khoản phải thu nội bộ và 74 tỷ đồng là chi phí xây dựng cơ bản dở dang/mua sắm tài sản cố định. Tựu chung, phần lớn các khoản phải thu của TPBank là các khoản phải thu bên ngoài.
Dù không có thuyết minh rõ ràng để xác định rõ chất lượng các khoản phải thu của TPBank, tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, các khoản phải thu tại các ngân hàng đa phần tiềm ẩn rủi ro cao hơn nhiều các tài sản khác, thậm chí là nơi để "giấu" nợ xấu.
Đầu năm 2018 này, TPBank dự tính niêm yết trên sàn HoSE. Đây sẽ là bước ngoặt lớn cho ngân hàng này sau giai đoạn "trường kỳ" tái cơ cấu. Có nhà đầu tư ngoại năm 2017 đã bỏ ra số tiền gấp đôi số tiền mà một nhà đầu tư ngoại khác đã bỏ ra để cổ phần TPBank một năm trước đó, phần nào phản ánh sức hấp dẫn của cổ phiếu TPBank. Dù vậy, dấu hỏi về chất lượng tài sản vẫn là điểm mà các nhà đầu tư cần lưu tâm.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.