Chi thường xuyên cao nhất trong 3 năm, phát hiện 38 địa phương sử dụng sai hơn 3.000 tỷ

Lê Nguyễn - 22/05/2019 17:00 (GMT+7)

(VNF) - Quyết toán chi ngân sách 2017, chi thường xuyên là 881.687 tỷ đồng, bằng 65% tổng số chi theo dự toán, cao nhất trong 3 năm trở lại đây.

VNF
38 địa phương sử dụng sai hơn 3.000 tỷ

Báo cáo về tình hình chi ngân sách nhà nước năm 2017, Kiểm toán Nhà nước cho biết đối với chi thường xuyên, hầu hết các bộ, cơ quan trung ương được kiểm toán còn tình trạng chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, chi không đúng nguồn. Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xuất toán thu hồi nộp ngân sách nhà nước 327 tỷ đồng.

Theo Kiểm toán Nhà nước, một số địa phương điều hành chi ngân sách trong điều kiện hụt thu (cấp tỉnh hoặc cấp huyện) chưa phù hợp quy định.

Đặc biệt có 38/49 địa phương được kiểm toán sử dụng sai nguồn kinh phí lên tới 3.104,9 tỷ đồng.

Các địa phương này gồm: Hà Nội 127,6 tỷ đồng; Bến Tre 555,5 tỷ đồng; Bình Phước 330 tỷ đồng; Ninh Bình 313,9 tỷ đồng; Vĩnh Phúc 311 tỷ đồng; Hà Nam 285,9 tỷ đồng; Hòa Bình 195,2 tỷ đồng; Khánh Hòa 147,6 tỷ đồng; Đắk Lắk 118,3 tỷ đồng; Quảng Ninh 108 tỷ đồng; Thái Bình 81,8 tỷ đồng; Bình Định 74,2 tỷ đồng...

Trong số 38 địa phương này, có 12 địa phương sử dụng 286,9 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, nguồn thu sử dụng đất... để bổ sung chi thường xuyên sai quy định, gồm: Nghệ An 85,3 tỷ đồng; Bình Định 73 tỷ đồng; Đắk Nông 61 tỷ đồng; Thái Nguyên 14,4 tỷ đồng; Ninh Bình 13,1 tỷ đồng...

Kết quả kiểm toán 49 địa phương cũng chỉ ra 23 địa phương chi hỗ trợ không đúng nhiệm vụ chi theo phân cấp 462 tỷ đồng, gồm: Hà Nội 130 tỷ đồng; Đà Nẵng 30 tỷ đồng, Lạng Sơn 90 tỷ đồng; Quảng Ninh 51 tỷ đồng; Thanh Hóa 50,5 tỷ đồng; Quảng Nam 40,6 tỷ đồng; Ninh Bình 11,9 tỷ đồng; Gia Lai 10,6 tỷ đồng; Lai Châu 7,7 tỷ đồng; Thái Bình 7,3 tỷ đồng; Quảng Ngãi 7,2 tỷ đồng; Thái Nguyên 5,8 tỷ đồng; Bạc Liêu 5 tỷ đồng…;

20 địa phương chưa thu hồi kinh phí tiền lương đã giao cho các cơ sở khám chữa bệnh khi thực hiện giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo quy định tại Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BTC-BYT với tổng giá trị 440,8 tỷ đồng, gồm: Đà Nẵng 116,1 tỷ đồng; Hải Dương 32,1 tỷ đồng; Quảng Nam 28,6 tỷ đồng; Nghệ An 27,8 tỷ đồng; Bình Phước 26,5 tỷ đồng; Hà Nam 26,1 tỷ đồng; Đắk Lắk 25,6 tỷ đồng; Kon Tum 24,5 tỷ đồng; Đăk Nông 24,3 tỷ đồng…;

32 địa phương có kinh phí tồn hết nhiệm kỳ chưa hoàn trả ngân sách trung ương với tổng số tiền lên tới 1.020 tỷ đồng, gồm: Quảng Ngãi 116,7 tỷ đồng; Trà Vinh 97,5 tỷ đồng; Kiên Giang 76,9 tỷ đồng; Gia Lai 67,3 tỷ đồng; Kon Tum 49,4 tỷ đồng; Lâm Đồng 39,3 tỷ đồng; Đắk Lắk 31 tỷ đồng…

Ngoài ra, có 10 địa phương báo cáo chưa đầy đủ nguồn cải cách tiền lương được để lại từ nguồn thu học phí, viện phí và thu sự nghiệp khác, nguồn năm trước chuyển sang hoặc xác định vượt nhu cầu cải cách tiền lương với tổng số tiền 1.271 tỷ đồng, gồm: Khánh Hòa 289 tỷ đồng; Quảng Ngãi 218,5 tỷ đồng; Nam Định 146 tỷ đồng; Ninh Thuận 138,7 tỷ đồng; Lào Cai 77,8 tỷ đồng; Kon Tum 61,6 tỷ đồng; Lai Châu 65,2 tỷ đồng; Đắk Lắk 58,7 tỷ đồng...

Một số đơn vị tại 47/49 địa phương chưa trích lập đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định 1.101 tỷ đồng gồm: TP. Hồ Chí Minh 76,7 tỷ đồng; Hà Nội 24,9 tỷ đồng; Gia Lai 140,5 tỷ đồng; Sóc Trăng 115,6 tỷ đồng; Hòa Bình 91,4 tỷ đồng; Thanh Hóa 60,9 tỷ đồng; Kiên Giang 52,7 tỷ đồng; Đắk Lắk 50,9 tỷ đồng; Bình Phước 40 tỷ đồng; Bà Rịa - Vũng Tàu 40 tỷ đồng; Đắk Nông 36,4 tỷ đồng; Lâm Đồng 27,8 tỷ đồng; Khánh Hòa 27,6 tỷ đồng; Quảng Ngãi 26,7 tỷ đồng; Thái Nguyên 19,7 tỷ đồng; Ninh Bình 18,7 tỷ đồng; Lạng Sơn 18,4 tỷ đồng; Hà Nam 14,5 tỷ đồng; Hà Giang 13,7 tỷ đồng; Bến Tre 13,8 tỷ đồng; Bạc Liêu 9 tỷ đồng; Nghệ An 7 tỷ đồng…

23/49 địa phương sử dụng nguồn cải cách tiền lương cho mục đích khác sai quy định 963 tỷ đồng, gồm: Hà Nội 113 tỷ đồng; tỉnh Hà Nam 279,4 tỷ đồng; Hòa Bình 135,3 tỷ đồng; Quảng Ninh 108 tỷ đồng; Thái Bình 76,3 tỷ đồng; Thanh Hóa 66,2 tỷ đồng; Vĩnh Phúc 53 tỷ đồng; Bến Tre 35,8 tỷ đồng…

Đáng chú ý, tình trạng chi sai này không phải lần đầu diễn ra. Hồi năm ngoái, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho biết có 31/47 địa phương được kiểm toán sử dụng sai nguồn kinh phí 1.952 tỷ đồng.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chứng khoán Thiên Việt bất ngờ công bố thay đổi kết quả kiểm phiếu

Chứng khoán Thiên Việt bất ngờ công bố thay đổi kết quả kiểm phiếu

(VNF) - Công ty cổ phần chứng khoán Thiên Việt (TVS) mới công bố thông tin về việc đính chính kết quả kiểm phiếu tại Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 số 2404/2024/BB-ĐHĐCĐ ngày 24/4/2024.

‘Trắng’ doanh thu BĐS, PHC lãi chưa nổi 1 tỷ trong quý I

‘Trắng’ doanh thu BĐS, PHC lãi chưa nổi 1 tỷ trong quý I

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings (HoSE: PHC) chỉ ghi nhận 0,9 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 58% so với cùng kỳ.

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

Từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý gồm cựu Bộ trưởng, Bí thư, cựu Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư, cựu phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch, cựu Chủ tịch UBND tỉnh...

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

(VNF) - Theo giải trình của công ty, việc doanh thu sụt giảm mạnh so với cùng kỳ là do thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, thủ tục pháp lý dự án còn chồng chéo.

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

(VNF) - Không chỉ được tiếp cận các giải pháp tài chính toàn cầu, khách hàng cao cấp tại Việt Nam còn có nhiều cơ hội trải nghiệm những dịch vụ cao cấp xứng tầm theo chuẩn mực quốc tế.

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

(VNF) - Tòa án nhân dân TP. HCM vừa kiến nghị tiếp tục điều tra việc Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt.

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Theo quy hoạch đến năm 2050, tỉnh Ninh Thuận trở thành tỉnh phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, có nền kinh tế đa dạng và thịnh vượng.

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Hiện nước ta có quy mô sản lượng hơn 100 triệu tấn/năm, lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Fecon (HoSE: FCN) đã kết thúc quý I/2024 với doanh thu thuần 611 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

(VNF) - Với việc thị trường đã tăng quá nhanh trong những phiên gần đây, không nên kỳ vọng rằng đà đi lên của thị trường sẽ tiếp tục mạnh bạo như vậy, mà sẽ đan xen các phiên điều chỉnh và đi lên.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.