Áp lực trả nợ khổng lồ của Chính phủ trong giai đoạn 2019 – 2021
Vĩnh Chi -
21/05/2019 14:28 (GMT+7)
(VNF) – Nếu tính cả nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ dựa trên danh mục nợ hiện hành (chưa bao gồm các khoản vay mới), nhu cầu vay để trả nợ đến hạn của Chính phủ năm 2019 là 193.000 tỷ đồng, năm 2020 là 242.000 tỷ đồng, năm 2021 là 274.000 tỷ đồng.
Năm nay, chính phủ phải vay gần 200.000 tỷ đồng để trả nợ
Báo cáo tình hình nợ công năm 2018 của Chính phủ đã cho thấy những chỉ tiêu khá “đẹp mắt” với nợ công ở mức 58,4% GDP, nợ Chính phủ ở mức 50% GDP (thấp hơn mức 52,7% vào năm 2016 và 51,7% vào năm 2017).
Tuy nhiên, những chỉ dấu trên chưa hoàn toàn đem đến một triển vọng tươi sáng. Bởi cùng với ảnh hưởng của việc Việt Nam tốt nghiệp IDA kể từ năm 2017, các chỉ tiêu chi phí - rủi ro danh mục nợ Chính phủ, đặc biệt là nợ nước ngoài, có xu hướng kém thuận lợi hơn trước đây.
Cụ thể, rủi ro tái cấp vốn tập trung vào các khoản nợ trong nước của Chính phủ do nghĩa vụ trả nợ đến hạn tập trung cao vào một số năm (9,3% danh mục nợ trong nước của Chính phủ sẽ đến hạn năm 2019; 32,7% sẽ đến hạn trong giai đoạn 2019-2021). Điều này tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thanh khoản cho ngân sách nhà nước.
Theo báo cáo của Chính phủ, nghĩa vụ trả nợ gốc trong nước của Chính phủ năm 2019 là 152.000 tỷ đồng, năm 2020 là 158.000 tỷ đồng và năm 2021 là 211.000 tỷ đồng (đã tính phương án cơ cấu lại trái phiếu chính phủ trong nước giai đoạn 2019-2021, chưa bao gồm các khoản vay mới sau 2018).
Nếu tính cả nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ dựa trên danh mục nợ hiện hành (chưa bao gồm các khoản vay mới), nhu cầu vay để trả nợ đến hạn của Chính phủ năm 2019 là 193.000 tỷ đồng, năm 2020 là 242.000 tỷ đồng, năm 2021 là 274.000 tỷ đồng.
Riêng đối với danh mục trái phiếu chính phủ trong nước, trong giai đoạn 2019-2021 nghĩa vụ trả nợ trái phiếu chính phủ tập trung vào một số thời điểm trong năm và giữa các năm 2020-2021.
Cụ thể, năm 2020, nghĩa vụ trả nợ gốc khoảng 166.000 tỷ đồng, đỉnh nợ rơi vào tháng 10/2020 với khối lượng đáo hạn gốc khoảng 40.500 tỷ đồng, trong đó riêng trái phiếu chính phủ ngoại tệ là 1 tỷ USD (khoảng 23.000 tỷ đồng), tháng 11/2020 là 21.300 tỷ đồng.
Đối với năm 2021, nghĩa vụ trả nợ gốc là 204.800 tỷ đồng, trong đó có khoản 700 triệu USD trái phiếu ngoại tệ (khoảng 16.000 tỷ đồng). Đỉnh nợ không cao như năm 2020, tuy nhiên từ tháng 2 đến tháng 6/2021 và tháng 12/2021, mỗi tháng đáo hạn từ 21.000 – 27.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, các khoản trái phiếu chính phủ phát hành trong nước bằng ngoại tệ với trị giá 1,7 tỷ USD sẽ đáo hạn trong năm 2020 và 2021 phải bố trí ngoại tệ để thanh toán.
Những lo lắng về tình hình vay – trả nợ của Chính phủ cũng tăng lên cùng với việc các khoản vay nước ngoài đang dần trở nên khó khăn hơn.
Các nhà tài trợ nước ngoài đã từng bước điều chỉnh chính sách hợp tác phát triển với Việt Nam theo hướng chuyển dần từ việc cung cấp ODA sang các khoản vay với điều kiện kém ưu đãi hơn, chi phí huy động vốn của một số khoản vay tăng gấp đôi so với giai đoạn trước đây làm gia tăng nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ.
Trong 5 năm tới, các khoản vay ODA sẽ giảm dần, tiến đến kết thúc, dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn vay dài hạn, ưu đãi cho đầu tư. Chính phủ phải huy động các khoản vay mới với điều kiện kém ưu đãi hơn nhiều, sát với thị trường để bù đắp thiếu hụt cho cân đối ngân sách nhà nước và đầu tư công trung hạn
Rủi ro lãi suất danh mục nợ nước ngoài cũng có xu hướng gia tăng do tỷ trọng các khoản vay có lãi suất thả nổi tăng (từ mức 8,8% dư nợ nước ngoài của Chính phủ năm 2015 lên mức 11,6% năm 2018).
Trong bối cảnh dự báo điều kiện thị trường vốn quốc tế sẽ thắt chặt hơn trong thời gian tới, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ khả năng cũng sẽ tăng lên tương ứng.
Tuy nhiên, một điều “an ủi” là mặt bằng lãi suất bình quân nợ nước ngoài của Chính phủ vẫn duy trì ở mức thấp (2%/năm tính đến 31/12/2018) do trên 96% khoản vay nước ngoài có điều kiện ODA, vay ưu đãi. Yếu tố này góp phần quan trọng giúp duy trì chỉ tiêu trả nợ trên thu ngân sách nhà nước trong ngưỡng an toàn (cuối năm 2018 ở mức 15,9% so với ngưỡng được Quốc hội cho phép là 25%).
Đối với nợ trong nước, lãi suất bình quân gia quyền của danh mục nợ tính đến cuối năm 2018 ở mức 5,8%/năm, giảm đáng kể so với mức 6,6%/năm vào năm 2015.
Trong thời gian qua, khi thị trường thuận lợi, Bộ Tài chính đã chủ động phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài trên 10 năm để tái cơ cấu danh mục nợ Chính phủ theo hướng bền vững. Tuy nhiên, do quy mô thị trường trái phiếu còn nhỏ, trong khi tiềm lực tài chính của các tổ chức tài chính phi ngân hàng còn hạn chế, việc tập trung phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài là tương đối khó khăn.
Trong thời gian tới, việc chuyển dần sang huy động theo cơ chế thị trường (do thiếu hụt nguồn vốn vay ODA, ưu đãi) cũng làm tăng đáng kể rủi ro và chi phí huy động vốn của Chính phủ. Ngoài ra, việc không phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn ngắn dưới 5 năm cũng dẫn đến đường cong lãi suất chuẩn không đầy đủ, thiếu lãi suất ngắn hạn tham chiếu cho thị trường vốn.
Một yếu tố lo ngại khác nữa là mặc dù tỷ lệ vay bằng đồng Việt Nam đã tăng lên (từ 55% vào cuối năm 2015 lên 59,2% dư nợ Chính phủ tính đến hết năm 2018) song danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ vẫn tập trung vào 4 loại tiền chủ đạo gồm SDR, JPY, USD và EUR (chiếm tỷ lệ tương ứng 33,9%; 31,2%; 24,6% và 6,0% dư nợ nước ngoài của Chính phủ tính đến 31/12/2018).
Đây là những đồng tiền có biến động lớn trong thời gian vừa qua. Những khoản trái phiếu chính phủ ngoại tệ phát hành trong nước trong giai đoạn trước cũng làm gia tăng rủi ro tỷ giá đối với tiền USD của danh mục nợ Chính phủ.
Ngoài ra, việc điều chỉnh tỷ giá theo hướng giảm giá trị đồng Việt Nam cũng sẽ làm tăng giá trị danh nghĩa các khoản nợ bằng ngoại tệ khi quy sang nội tệ.
(VNF) - Có khoảng 86% số hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) thuộc diện ‘‘hoàn thuế trước, kiểm tra sau’’ đã được giải quyết hoàn trong vòng 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ, theo Cục Thuế
(VNF) - Theo TS. Lê Minh Nghĩa, Diễn đàn Hoạch định tài chính cá nhân năm nay đã tiến thêm một bước trong việc định hình chân dung nhà hoạch định tài chính cá nhân, không chỉ ở cấp độ tổng quan mà còn trong từng lĩnh vực cụ thể.
(VNF) - Dự thảo Luật NSNN sửa đổi thúc đẩy sự phân cấp, phân quyền, tạo sự chủ động, linh hoạt, nâng cao sự tự chủ của các địa phương theo tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương tự chịu trách nhiệm”.
(VNF) - Giai đoạn từ năm 2021 – 2024, bức tranh tài chính của Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng – CONINCO khá “u ám” khi nợ phải trả gấp hơn 5 lần vốn chủ sở hữu.
(VNF) - VN-Index liên tục tiếp cận mốc 1.200 điểm trong phiên sáng nay nhưng vẫn chưa thể vượt qua ngưỡng cản tâm lý này. Chỉ số tạm đóng cửa ở mức 1.195,09 điểm.
(VNF) - Dù chỉ còn hơn hai tuần nữa là đến thời điểm tổ chức phiên đấu giá, song ban lãnh đạo Becamex vẫn quyết định tạm hoãn thương vụ. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang trải qua những biến động mạnh và khó lường qua từng phiên giao dịch.
(VNF) - Với vị thế vững chắc và năng lực triển khai các dự án phức tạp, Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) được kỳ vọng sẽ là đơn vị hưởng lợi trực tiếp từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn 2025-2026, đặc biệt tại các công trình hạ tầng trọng điểm.
(VNF) - Cơ quan thuế khuyến cáo, các tổ chức trả thu nhập khẩn trương nộp tiền thuế TNCN đã khấu trừ của các cá nhân vào NSNN để không ảnh hưởng đến quá trình hoàn thuế tự động
(VNF) - Với việc gác lại phương án tăng vốn khủng, SHS đặt mục tiêu năm 2025 lãi 1.369 tỷ đồng, tăng 11%. Về dài hạn, công ty chứng khoán này hướng đến quản lý giao dịch và tài sản hợp pháp, trong đó có tài sản số và tín chỉ carbon.
(VNF) - Bà Cao Thị Ngọc Quỳnh (VNDIRECT) cho rằng nếu Việt Nam tận dụng tốt cơ hội đàm phán để đạt được các thỏa thuận giảm thiểu mức thuế hoặc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thị trường có thể hướng tới vùng 1.300 điểm trong quý III/2025.
(VNF) - Động thái chủ tịch HQC được thực hiện ngay sau khi cổ phiếu này trải qua 4 phiên giảm sàn liên tiếp từ ngày 03-09/04 và kết phiên ngày 9/4 là 2.540 đồng/cổ phiếu
(VNF) - Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh thị trường chứng khoán là kênh dẫn vốn trung, dài hạn quan trọng, chủ yếu cho phát triển kinh tế đất nước.
(VNF) - Sau chuỗi phiên giảm sâu, thị trường chứng khoán bất ngờ ghi nhận cú phục hồi mạnh mẽ khi VN-Index tăng tới 74 điểm và 719 mã tăng trần, trong đó gần 98% cổ phiếu trên sàn HoSE tăng giá.
(VNF) - Hoa hậu Mai Phương Thúy vừa gây chú ý khi tiết lộ trên trang cá nhân về việc mua 1 triệu cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát với giá sàn 21.300 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 9/4/2025. Đến phiên 10/4, cổ phiếu HPG tăng trần lên 22.750 đồng/cổ phiếu, tạm tính giúp cô lãi khoảng 1,45 tỷ đồng chỉ sau một đêm.
(VNF) - Trước bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục bất ổn do căng thẳng địa chính trị và biến động chính sách thương mại, Vicostone vẫn chốt mục tiêu lợi nhuận 975 tỷ đồng, tăng 2,3% so với năm 2024.
(VNF) - Theo Thanh tra Chính phủ, các nhà thầu trong đó có CTCP Hồng Hà Việt Nam có một số hóa đơn xuất sai thời điểm, dẫn đến nguy cơ thất thu thuế TNDN. Đáng chú ý, từ năm 2021 đến 2024, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty này luôn âm.
(VNF) - Có khoảng 86% số hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) thuộc diện ‘‘hoàn thuế trước, kiểm tra sau’’ đã được giải quyết hoàn trong vòng 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ, theo Cục Thuế
(VNF) - Làm văn hoá thực sự không có lợi nhuận nhiều về kinh tế, nhưng lợi ích nó mang lại vô cùng to lớn không thể đong đếm được bằng tiền, đó là tâm sự của ông Cao Văn Tuấn - Giám đốc Bảo tàng văn hoá nghệ thuật Đông Dương - Hải Phòng.