Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Công ty BOT Bắc Giang – Lạng Sơn cũng cho biết sẽ có công văn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho chuyển cơ quan đại diện nhà nước có thẩm quyền tại dự án từ Bộ Giao thông vận tải sang UBND tỉnh Lạng Sơn.
Theo ông Trần Phúc Tự, Tổng Giám đốc Công ty Công ty BOT Bắc Giang – Lạng Sơn, trước đây, Bộ Giao thông vận tải từng khẳng định nếu hợp phần cao tốc giải phóng xong mặt bằng, triển khai thi công trên diện rộng, có cam kết cho vay vốn của ngân hàng, chủ đầu tư sẽ được thu phí trên Quốc lộ 1.
Tuy nhiên đến nay, dù cả ba điều kiện đã được đáp ứng, số tiền bỏ ra cải tạo Quốc lộ 1 đã gần 1.300 tỷ đồng và Công ty cũng đã có văn bản đề nghị cho thu phí từ lâu nhưng Bộ Giao thông vận tải vẫn chưa có văn bản trả lời.
Ông Tự cũng cho biết trong tháng 3 này, nếu dự án không được thu phí trên Quốc lộ 1 thì nhà đầu tư sẽ bị vỡ phương án tài chính. Theo đó, nhà đầu tư buộc sẽ phải tạm dừng thi công cao tốc.
Về phía Bộ Giao thông vận tải, Đại diện Vụ Đối tác công tư cho hay nhà đầu tư có quyền dừng dự án khi các nội dung cam kết chưa thống nhất. Vị này cũng cho biết Bộ Giao thông vận tải sẽ sớm tổ chức họp bàn xử lý vấn đề này trong thời gian tới để tránh làm chậm tiến độ của dự án.
Được biết, dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn bao gồm 2 hợp phần: tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 dài 110km và xây dựng đoạn cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn dài 64km. Hai hợp phần này có tổng mức đầu tư 12.188 tỷ đồng.
Dự án được khởi công quý II/2015, tiến độ hoàn thành tháng 12/2019. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, dự án bị dừng gần 2 năm do năng lực nhà đầu tư yếu kém về tài chính. Tháng 6/2017, sau khi Bộ Giao thông vận tải chấp thuận giải pháp tăng cường năng lực tài chính nhà đầu tư, dự án mới được triển khai trở lại.
Hiện hợp phần cải tạo Quốc lộ 1 đã được đưa vào sử dụng từ hơn 1 năm nay. Còn hợp phần cao tốc sau một thời gian đình hoãn cũng đã được đẩy nhanh tiến độ.
Nói thêm về vấn đề thu phí hoàn vốn dự án, ông Trần Phúc Tự cho biết để có cơ sở triển khai thu phí Quốc lộ 1 từ ngày 1/4/2018, nhà đầu tư cũng đã có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải đề nghị điều chỉnh hợp đồng BOT kèm theo Dự thảo phụ lục hợp đồng điều chỉnh.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Lạng Sơn cũng thống nhất dự án thu phí trên Quốc lộ 1 từ ngày 1/4/2018 và có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải chấp thuận. Tuy nhiên, đến nay Bộ này vẫn chưa thống nhất ký phụ lục hợp đồng điều chỉnh để thực hiện thu phí.
Ngoài ra, thêm một vướng mắc liên quan đến phương án tài chính cũng chưa được giải quyết là việc điều chỉnh lãi suất vốn vay của dự án.
"Theo nội dung của hợp đồng được ký trước đó, lãi suất vốn vay tính toán là 8,11%/năm. Tuy nhiên, thực tế hợp đồng tín dụng đã ký kết giữa nhà đầu tư và ngân hàng lãi suất cho vay tại thời điểm ký kết là 10,5%/năm. Để xử lý chênh lệch này, Bộ Giao thông vận tải đã thống nhất đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính chấp thuận cho dự án được điều chỉnh lãi suất để đảm bảo hiệu quả đầu tư", ông Trần Phúc Tự cho biết thêm.
Cũng theo ông Trần Phúc Tự, việc dự án đến nay vẫn chưa được điều chỉnh lãi suất đã dẫn đến việc nhà đầu tư phải bù lỗ trả lãi hàng tháng tích lũy kéo dài gây tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp đầu tư dự án. Các cổ đông góp vốn hiện cũng đang yêu cầu xem xét để tạm dừng dự án.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.