Có thể mở rộng sự tham gia của các tổ chức tài chính vào mô hình P2P Lending

PV - 07/03/2019 11:44 (GMT+7)

(VNF) - Chiều 6/3, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành liên quan để nghe Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) báo cáo về hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) hiện nay.

VNF
P2P Lending là một loại hình dịch vụ sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ số kết nối trực tiếp người vay với người cho vay (nhà đầu tư) mà không thông qua trung gian tài chính.

P2P Lending là mô hình kinh doanh mới, một loại hình dịch vụ sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ số kết nối trực tiếp người vay với người cho vay (nhà đầu tư) mà không thông qua trung gian tài chính.

Theo đó, công ty P2P Lending cung cấp nền tảng giao dịch trực tuyến (Platform) để người vay kết nối trực tiếp vay mượn với người cho vay. Toàn bộ hoạt động vay, trả nợ (gốc, lãi) giữa người vay và người cho vay được nền tảng giao dịch trực tuyến ghi nhận và lưu trữ bằng các bảng điện tử, số hoá.

Hiện nay, P2P Lending đã phát triển ở nhiều dạng thức khác nhau kể từ khi xuất hiện lần đầu ở Anh vào năm 2005. Tại Việt Nam, mô hình hoạt động này cũng chưa có khuôn khổ pháp lý chính thức. Theo quy định của pháp luật hiện hành, ở Việt Nam, chỉ có ngân hàng mới có quyền huy động tiền của dân chúng, các công ty cho vay trực tuyến chỉ có nhiệm vụ liên kết trung gian.

Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN Nguyễn Chí Quang cho biết nếu được quản lý tốt, P2P Lending sẽ góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện, đặc biệt là tại các địa bàn mà hệ thống tài chính chưa phát triển, người dân, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa ít có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính-ngân hàng với chi phí thấp, ít thủ tục.

Ở một số quốc gia, P2P Lending đã bị lợi dụng, từ đó biến tướng gây bất ổn an ninh kinh tế và xã hội. Đặc biệt, có công ty P2P Lending đã huy động tài chính đa cấp để lừa đảo, chiếm dụng vốn. Có công ty huy động vốn để cho vay tràn lan, làm phát sinh nợ xấu, mất khả năng thanh toán hoặc thực hiện chức năng thanh toán trung gian bất hợp pháp nhằm chiếm dụng vốn, lừa đảo...

Theo Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh, những hệ luỵ này biểu hiện rõ nhất tại Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á. Khi Chính phủ Trung Quốc thắt chặt quản lý P2P Lending thì các công ty chuyển địa bàn hoạt động sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Tại Việt Nam hiện có 40 công ty P2P Lending đang hoạt động, trong đó có 10 công ty có nguồn gốc từ Trung Quốc, một số công ty từ Indonesia và Singapore. Đặc biệt, trong số 40 công ty này đã xuất hiện những hoạt động biến tướng, vi phạm pháp luật về ngân hàng và tín dụng.

Lãnh đạo các Bộ gồm Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Tư pháp đều cho rằng pháp luật Việt Nam chưa quy định và cũng không cấm P2P Lending tuy nhiên phải có khuôn khổ pháp lý phù hợp để quản lý và đây là loại hình kinh doanh có điều kiện, phải được cơ quan Nhà nước cấp phép.

Về phía NHNN, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh đã đề nghị Chính phủ ban hành một nghị quyết để cho chủ trương thực hiện và Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định cho phép thí điểm thực hiện để có thể tiến tới tổng kết, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quản lý.

Theo lãnh đạo NHNN, trước mắt nên quản lý trong phạm vi P2P Lending kết nối trực tiếp người vay với người cho vay như phần lớn các công ty đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay và chưa mở rộng cho sự tham gia của các tổ chức tài chính, đồng thời không cho phép các công ty P2P Lending được quyền huy động vốn để cho vay.

Trong khi đó, lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban Giám sát tài chính quốc cho rằng cần nhanh chóng tiếp cận và sớm quản lý các dạng thức của P2P Lending, đồng thời đề nghị NHNN và các bộ nghiên cứu để cho phép cả các công ty tài chính cũng có thể tham gia mô hình này.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đồng tình với kiến nghị của các bộ, ngành, cho rằng dự thảo Quyết định của Thủ tướng quy định về phương thức hoạt động truyền thống của P2P Lending, kết nối trực tiếp người vay với người cho vay, đồng thời xem xét việc mở rộng sự tham gia của các tổ chức tài chính.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh dự thảo Quyết định thể hiện rõ quan điểm Nhà nước nghiêm cấm và sẽ xử lý nghiêm các hành vi biến tướng của mô hình kinh doanh mới này do vi phạm pháp luật quy định tại Khoản 2, Điều 8, Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010: “Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán”.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ: “Một mặt nhanh chóng tiếp cận với các mô hình kinh doanh mới nhưng phải tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này”.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục đánh giá rõ hơn thực trạng hoạt động của 40 công ty P2P Lending ở Việt Nam và giao NHNN là cơ quan chủ trì soạn thảo Quyết định của Thủ tướng, bao gồm các nội dung cơ bản về khuôn khổ quản lý rủi ro, thanh tra, kiểm tra, giám sát và trách nhiệm của từng bộ, ngành liên quan.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'

Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'

(VNF) - Tổng giám đốc SJC đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng, bởi từ năm 2012 đến nay, doanh nghiệp không được sản xuất và nhập khẩu vàng nguyên liệu, nên không hưởng lợi từ việc vàng tăng giá mà còn bị mang tiếng trục lợi.

Ông Dương Văn Thái và ông Mai Tiến Dũng bị khai trừ Đảng

Ông Dương Văn Thái và ông Mai Tiến Dũng bị khai trừ Đảng

(VNF) - Ngày 16/5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét việc thi hành kỷ luật ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang và ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Ông Lê Thanh Hải bị cách tất cả chức vụ trong Đảng

Ông Lê Thanh Hải bị cách tất cả chức vụ trong Đảng

(VNF) - Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật ông Lê Thanh Hải bằng hình thức Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.

Ông Lê Minh Hưng làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Ông Lê Minh Hưng làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

(VNF) - Ngày 16/5, ông Lê Minh Hưng được Bộ Chính trị phân công giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Trung ương kiêm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Chân dung 4 nhân sự được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị

Chân dung 4 nhân sự được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị

(VNF) - Tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII diễn ra vào ngày 16/5, Trung ương đã cho ý kiến về công tác nhân sự.

Bà Trương Thị Mai thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác

Bà Trương Thị Mai thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác

(VNF) - Ban Chấp hành Trung ương Đảng vừa đồng ý cho bà Trương Thị Mai thôi làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nhiệm kỳ 2021-2026 theo nguyện vọng cá nhân.

Đại tướng Lương Cường làm Thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường làm Thường trực Ban Bí thư

(VNF) - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - Đại tướng Lương Cường được Bộ Chính trị phân công giữ chức Thường trực Ban Bí thư.

VinFast nhận 27.649 đơn đặt cọc xe VF 3 sau 66 giờ mở bán

VinFast nhận 27.649 đơn đặt cọc xe VF 3 sau 66 giờ mở bán

(VNF) - VinFast công bố đã có 27.649 đơn đăng ký mua xe VF 3 chỉ sau 66 giờ mở nhận đặt cọc sớm, đặc biệt, 100% đơn hàng đều không được hoàn hủy hoặc chuyển nhượng.

BAC A BANK ưu tiên lãi suất cho khách hàng doanh nghiệp

BAC A BANK ưu tiên lãi suất cho khách hàng doanh nghiệp

(VNF) - Ngân hàng TMCP Bắc Á dành tặng khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất tri ân hấp dẫn trong khuôn khổ chương trình ưu đãi tín dụng "30 năm - Nâng tầm doanh nghiệp Việt”.

Giá vé máy bay nhiều chặng giảm một nửa so với dịp 30/4

Giá vé máy bay nhiều chặng giảm một nửa so với dịp 30/4

(VNF) - Theo Cục Hàng không Việt Nam, hiện nay, nhiều đường bay tới các điểm du lịch, giá vé giảm chỉ còn khoảng một nửa so với thời điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5.