'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên, mô hình này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các bên tham gia, có thể gây ra mất ổn định kinh tế - xã hội do các bên có liên quan không trả được nợ, để lại những hệ lụy kéo dài, hết sức nặng nề mà nhiều nước trên thế giới đã phải trả giá thời gian qua. Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Vừa qua, thị trường cũng ghi nhận việc Goldman Sachs, Citigroup, JPMorgan và Credit Suisse đã đồng loạt huỷ bỏ thoả thuận làm bảo lãnh cho các công ty P2P của Trung Quốc do lo ngại về triển vọng đầy bất ổn.
Tại Việt Nam, mô hình hoạt động này cũng chưa có khuôn khổ pháp lý chính thức. Theo quy định của pháp luật hiện hành, ở Việt Nam, chỉ có ngân hàng mới có quyền huy động tiền của dân chúng, các công ty cho vay trực tuyến chỉ có nhiệm vụ liên kết trung gian. Đơn cử Điều 8 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, được bổ sung, sửa đổi năm 2017 quy định:
“1. Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép thì được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. 2. Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán”.
Như vậy, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào lợi dụng các nền tảng P2P Lending để thực hiện một trong các hoạt động ngân hàng mà không được Ngân hàng Nhà nước cấp phép là vi phạm pháp luật.
Nhưng chuyên gia cho rằng cũng không loại trừ khả năng sẽ có thể nảy sinh những công ty huy động vốn bằng nhiều cách, dùng vốn đó cho vay đối với các thành phần kinh tế khác, khi hành lang pháp lý chưa hoàn thiện. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước cũng đã khuyến cáo người dân nên cẩn trọng khi tham gia mô hình này. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng gần đây cũng đưa ra khuyến cáo đối với người tiêu dùng, cần cân nhắc cẩn trọng trước khi cung cấp các thông tin cá nhân để thực hiện đăng ký khoản vay, nghiên cứu kỹ các mục đích sử dụng thông tin khi thực hiện giao dịch cũng như nghiên cứu kỹ nội dung hợp đồng trước khi ký, đặc biệt cân nhắc các chi phí phải trả khi tham gia vay trực tuyến, yêu cầu gửi bản sao hợp đồng sau khi ký.
Ngân hàng Nhà nước - với vai trò cơ quan quản lý thời gian qua đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài công bố công khai, minh bạch quy trình, tiêu chuẩn chất lượng, thủ tục cung cấp sản phẩm, dịch vụ, biểu phí, lãi suất, tăng cường cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cả ngân hàng và khách hàng.
Cơ quan quản lý cũng đang phối hợp các bộ, ngành liên quan nghiên cứu để có đề xuất xây dựng biện pháp quản lý phù hợp đối với các hình thức thanh toán mới dựa trên nền tảng công nghệ nói chung và hoạt động P2P Lending nói riêng.
Ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ Thanh toán thông tin: trên cơ sở phân tích các lĩnh vực, nghiệp vụ liên quan đến Fintech, qua khảo sát đánh giá thực trạng, cũng như thông qua đối thoại, trao đổi trực tiếp với các doanh nghiệp Fintech trong nước, Ban Chỉ đạo Fintech tại Ngân hàng Nhà nước đã xác định nhiệm vụ quan trọng nhất trước mắt là xây dựng khung pháp lý cho lĩnh vực Fintech. Một trong những lĩnh vực cần tập trung là tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về nền tảng huy động vốn và cho vay ngang hàng.
Nhóm nghiên cứu thuộc Học viện Ngân hàng nhận thấy thực tế là hành lang pháp lý trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng không còn bắt kịp tốc độ phát triển đổi mới sáng tạo đối với những sản phẩm dịch vụ tài chính mang tính cách mạng. Nên trong những trường hợp này, Sanbox (khuôn khổ pháp lý thử nghiệm) được xem là giải pháp mang tính khả thi.
Theo đó, sandbox sẽ thiết lập một “không gian an toàn”, trong đó các sản phẩm dịch vụ và mô hình kinh doanh mang tính sáng tạo cao được kiểm soát mà không cần phải tuân thủ tuyệt đối toàn bộ khối lượng văn bản pháp lý được quy định tại quốc gia sở tại.
Không những vậy, sandbox còn “thúc đẩy quan hệ đối thoại giữa các bên liên quan, mang những lợi ích rõ rệt cho nhà quản lý, đơn vị cung ứng sản phẩm dịch vụ tài chính và người tiêu dùng nếu được ứng dụng một cách hợp lý”, chuyên gia cho hay.
Tất nhiên, các dự án tham gia vào sandbox chỉ nên được cho phép thí điểm khi mọi lợi ích của khách hàng trong một thị trường dịch vụ tài chính ổn định được đảm bảo. Việc thử nghiệm sandbox đối với P2P Lending được chuyên gia khuyến nghị sẽ không quá kéo dài, để nhanh chóng rút ra những kinh nghiệm để có thể áp dụng chính thức và hiệu quả mô hình này.
Bên cạnh đó, việc đề ra các điều kiện và tiêu chuẩn các công ty Fintech phải đáp ứng để được tham gia khuôn khổ pháp lý sandbox sẽ hỗ trợ trong việc đảm bảo rằng các đơn vị này được đối xử công bằng, tránh các quyết định đưa ra không thống nhất.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.