Bị tố rủi ro cao, công ty P2P lên tiếng

Thùy Liên - 23/08/2018 16:42 (GMT+7)

Cho vay với lãi suất cao ngang ngửa tín dụng đen, người vay vỡ nợ hay chủ sàn ôm tiền bỏ trốn… Đó là những nguy cơ của mô hình cho vay ngang hàng (P2P) ở nước ta đang bị giới chuyên gia cảnh báo. Vậy trong mắt các doanh nghiệp P2P, hình thức này liệu có đáng lo?

VNF
Trong bối cảnh phần lớn dân số chưa thể tiêp cận được kênh tín dụng chính thức, thì P2P là công cụ tài chính lý tưởng giúp nhiều khách hàng “dưới chuẩn” có cơ hội tiếp cận vốn

Nhu cầu của thị trường là có thực

Mới xuất hiện hai năm, song mô hình P2P, một dạng kinh tế chia sẻ như Uber, Grab - kết nối trực tiếp người có vốn và người cần vay vốn đang phát triển khá mạnh ở Việt Nam, chứng tỏ nhu cầu của thị trường là rất lớn.

Theo ông Trần Thế Vĩnh, Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Tima (Sàn vay mượn Tima), trung bình mỗi ngày, công ty này xử lý 10.000 đơn vay mượn. Đến nay, Tima đã cho khoảng 1,6 triệu người vay là khách hàng cá nhân, với tổng dư nợ kết nối trên 32.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Việt Hưng, Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc Lendbiz – một công ty P2P nhắm tới đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa  - cũng cho biết, sau gần 1 năm hoạt động, Lendbiz nhận thấy thị trường nhiều tiềm năng bởi số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa cần vốn và không tiếp cận được vốn vay ngân hàng là rất lớn.

Theo ông, sau khi được Lendbiz thẩm định và được các nhà đầu tư hỗ trợ nguồn vốn, các doanh nghiệp đều mở rộng kinh doanh, trả nợ đầy đủ và đúng hạn; nhiều doanh nghiệp sau khi trả hết nợ đã tiếp tục tái huy động. Với các nhà đầu tư (bên cho vay), nhu cầu đầu tư là rất lớn và đều có chung mong muốn là tăng thêm thu nhập thụ động một cách an toàn.

Giới chuyên gia ước tính, dù chưa được pháp luật thừa nhận và đang hoạt động dưới “vỏ” là tư vấn đầu tư, song các công ty P2P đã thu hút được hàng triệu người vay và gửi tiền. Tổng doanh số cho vay theo hình thức P2P tại Việt Nam hiện lên tới cả trăm ngàn tỷ đồng. Một số công ty hoạt động theo mô hình P2P tiêu biểu là Huydong, Tima, Vaymuon, SHA, Lendbiz… 

Trong bối cảnh phần lớn dân số chưa thể tiêp cận được kênh tín dụng chính thức, thì P2P là công cụ tài chính lý tưởng giúp nhiều khách hàng “dưới chuẩn”, đặc biệt là những người thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận vốn. Tuy nhiên, sau khi hơn 100 sàn P2P ở Trung Quốc đổ vỡ, hàng loạt chuyên gia đã cảnh báo về mô hình này ở Việt Nam. 

Biến tượng tín dụng đen và nguy cơ tiền bốc hơi?

Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico nhận định, với mô hình P2P, người cho vay không biết đã cho ai vay, nếu bên vay không trả được nợ thì việc khiếu kiện cũng rất khó khăn do phía công ty P2P chỉ là trung gian tư vấn, không chịu trách nhiệm về khoản vay. Trong khi đó, phía bên đi vay cũng chịu rủi ro lãi suất cao, thậm chí có trường hợp công ty P2P hoạt động như tín dụng đen trá hình, cho vay với lãi suất trên 100%/năm.

Tuy vậy, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, P2P là một sáng tạo của nền kinh tế số, song thay vì cấm đoán và lo ngại rủi ro, cần phải có hành lang pháp lý để quản lý.

Về phía nhà đầu tư, khi tham gia cho vay theo hình thức P2P cũng phải xác định, đây là một kênh đầu tư, chứ không phải là kênh gửi tiền. Tương tự, bên đi vay cũng phải đọc kỹ điều khoản về lãi suất vay, nếu không muốn sập bẫy tín đụng đen. Trên thực tế, sự biến tướng của các mô hình P2P ở Việt Nam chưa có dấu hiệu rõ ràng. 

Về phía người trong cuộc, ông Hưng thừa nhận, dù P2P là kênh hữu hiệu để khơi thông nguồn vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, song công cụ này sẽ chỉ tốt khi được đưa vào tay những người “tốt”. Rủi ro có thể xảy ra nếu một công ty P2P không có đủ năng lực để thẩm định người vay hoặc sử dụng vốn của nhà đầu tư không đúng mục đích.

Nói về nguy cơ đổ vỡ hàng loạt của mô hình P2P như đang xảy ra tại Trung Quốc, ông Hưng cho rằng, quy mô thị trường P2P ở Trung Quốc đã lên tới 187 tỷ USD và trở thành kênh dẫn vốn hữu hiệu với nền kinh tế nước này. Diễn biến gần đây tại thị trường P2P Trung Quốc là khủng hoảng tạm thời, là bộ lọc tất yếu để loại bỏ những doanh nghiệp không kinh doanh nghiêm túc và tạo cơ hội cho những doanh nghiệp uy tín.

“Tình trạng khủng hoảng tương tự ở Trung Quốc có xảy ra tại Việt Nam không là khó dự đoán. Song chắc chắn, Chính phủ và các doanh nghiệp P2P tại Việt Nam đã có một ví dụ điển hình để rút ra kinh nghiệm cho mình”, ông Hưng nói.

Cần sớm đưa ra điều kiện kinh doanh

Theo TS. Cấn Văn Lực, không nên và cũng không thể cấm hình thức P2P, vì đây là một sản phẩm tất yếu của nền kinh tế số, nhưng cần có biện pháp quản lý để tránh hình thức này biến tướng theo kiểu tín dụng đen, đa cấp trá hình…

Giới chuyên gia thì cho rằng, mô hình P2P ở Trung Quốc sụp đổ vì phát triển quá nóng, biến tướng theo hình thức đa cấp, tín dụng đen quá nhiều dẫn đến khó kiểm soát.

Ở nước ta, theo luật sư Trương Thanh Đức, do thị phần còn nhỏ, nên mô hình P2P chưa tác động đến thị trường tài chính, tiền tệ. Thế nhưng, khi thị trường này phình to, nếu đổ vỡ xảy ra, nền tài chính - tiền tệ quốc gia sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, luật sư Đức kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần công nhận, song cũng phải quy định đây là lĩnh vực hoạt động kinh doanh có điều kiện.

“Công ty P2P chỉ là trung gian giữa tư vấn, môi giới, song cũng đóng vai trò na ná như nhà băng. Vì vậy, cần phải quy định chặt chẽ điều kiện hoạt động và trách nhiệm các bên để thị trường phát triển lành mạnh, an toàn”, ông Đức kiến nghị.

Nhiều chuyên gia cũng kiến nghị, mô hình P2P không chỉ có rủi ro, mà có ý nghĩa rất lớn đối với tài chính toàn diện ở nước ta. Vì vậy, không nên vì lo lắng rủi ro mà cấm đoán, thay vào đó phải có khung khổ pháp lý rõ ràng.

Trả lời vấn đề này, đại diện Vụ Thanh toán (NHNN) thừa nhận, sự ra đời của mô hình cho vay ngang hàng, gọi vốn cộng đồng trên nền tảng công nghệ số đang đòi hỏi cơ quan quản lý phải ban hành các quy định quản lý. Hiện tại, NHNN đang nghiên cứu để ban hành khung khổ pháp lý thử nghiệm cho các fintech, trong đó có mô hình P2P.

Dưới góc độ một doanh nghiệp, ông Hưng kỳ vọng, cơ quan quản lý sớm xây dựng khung khổ pháp lý về hoạt động P2P, từ đó giúp xã hội hiểu rõ hơn hoạt động này, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp P2P có điều kiện phát triển mạnh hơn.

Theo Đầu tư
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.