Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhìn nhận sự phát triển mạnh của cho vay tiêu dùng vừa là cơ hội tuy nhiên cũng vừa là thách thức đối với hệ thống các tổ chức tín dụng. Một mặt lĩnh vực cho vay tiêu dùng mới phát triển, dư địa tăng trưởng còn lớn do đó đây là thị trường đầy tiềm năng cho các tổ chức tín dụng.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước, TS. Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cũng cho hay cho vay tiêu dùng là lĩnh vực còn mới ở Việt Nam nên kinh nghiệm cho vay, kinh nghiệm quản lý rủi ro của cả các tổ chức tín dụng và người đi vay còn non trẻ do đó sự phát triển nhanh của hoạt động cho vay tiêu dùng đặt ra rất nhiều vấn đề về quản lý rủi ro đối với các tổ chức tín dụng, với cơ quan quản lý nhà nước và đối với cả khách hàng.
Khác với cho vay doanh nghiệp, vốn thường tập trung vào một số ít các khách hàng lớn, do đó rủi ro cá thể một khách hàng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng tài chính của tổ chức tín dụng cho vay thì đối với cho vay tiêu dùng, vốn cho vay được phân bổ cho một số lượng rất lớn các khách hàng do đó rủi ro của một vài khách hàng cá thể hầu như không có tác động đáng kể đối với tình tài chính của tổ chức tín dụng.
"Trong hoạt động cho vay tiêu dùng thì người cho vay chủ yếu chịu rủi ro hệ thống mà ít bị ảnh hưởng bởi rủi ro cá thể. Các rủi ro hệ thống chủ yếu là các rủi ro về vĩ mô như suy thoái kinh tế, rủi ro về lãi suất, rủi ro chính trị, môi trường kinh doanh… Các rủi ro này tác động đến khả năng chi trả của người đi vay qua đó tác động đến khả năng thu hồi nợ của người cho vay", ông Tú Anh phân tích.
Cũng theo ông Nguyễn Tú Anh, để đối phó với các rủi ro này thì người cho vay cần có nhiều lựa chọn về các biện pháp phòng ngừa rủi ro như nắm giữ tài sản đảm bảo, thực hiện nghiệp vụ chia sẻ rủi ro với các định chế tài chính khác, tăng dự phòng rủi ro thông qua tăng lãi suất cho vay,… và người đi vay phải trả phí phòng ngừa rủi ro cho người cho vay.
Đối với người đi vay, đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết có nhiều rủi ro đến với đối tượng này, tùy theo từng trường hợp.
Cụ thể, người đi vay có thể gặp rủi ro do đi vay quá mức. Ông dẫn chứng nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tâm lý của người tiêu dùng khi sử dụng thẻ tín dụng, sử dụng các khoản vay để chi tiêu thì họ thường chi tiêu nhiều hơn so với việc họ sử dụng tiền mặt để chi tiêu. Thêm vào đó, trong bối cảnh triển vọng kinh tế phát triển tích cực làm cho người dân lạc quan thái quá về dòng tiền trong tương lai, và vì vậy sẵn sàng tham gia nhiều chương trình vay mượn tiêu dùng khác nhau vượt quá khả năng chi trả của chính họ.
"Trong giai đoạn 1998-2002 tỷ trọng dư nợ hộ gia đình trên tổng thu nhập khả dụng ở Hàn Quốc tăng liên tục từ 38% lên đến 63,4% và đây là nguyên nhân tạo ra khủng hoảng thẻ tín dụng ở Hàn Quốc năm 2002. Tương tự, khi cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn xảy ra ở Mỹ thì tỷ lệ nợ hộ gia đình trên tổng thu nhập khả dụng là 133%. Tức là thu nhập của một hộ gia đình Mỹ trong một năm không chi tiêu bất kỳ một đồng nào cũng không đủ để trả nợ!", ông thông tin.
Cũng theo ông Tú Anh chia sẻ, hiện nay tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam liên tục tăng cao từ năm 2012 đến nay, dòng vốn nước ngoài liên tục đổ vào trong nước, các tổ chức quốc tế đánh giá cao triển vọng kinh tế trong nước,… là những yếu tố làm tăng kỳ vọng vào thu nhập trong tương lai của người dân và qua đó làm tăng nhu cầu vay tiêu dùng.
"Đặc biệt là khi người đi vay chủ yếu là người trẻ tuổi, ít kinh nghiệm và sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao. Họ không có đủ kiến thức để hiểu hết các rủi ro trong các khoản vay và rất dễ sa vào các bẫy nợ nần. Khi hàng loạt khách hàng rơi vào bẫy nợ nần và không có khả năng trả nợ thì chính bản thân các tổ chức tín dụng cũng sẽ phải trả giá vì không thể thu lại các khoản cho vay", ông nói.
Cùng với đó, ông cũng cho hay người đi vay có thể gặp rủi ro hệ thống. Bởi các nguyên nhân như lãi suất tăng. Cụ thể, các khoản vay tiêu dùng thường có lãi suất thả nổi, và khi người tiêu dùng không có đủ kiến thức về tài chính để hiểu được các rủi ro về lãi suất thì một sư gia tăng biến động lãi suất trên toàn hệ thống có thể làm cho chi phí các khoản vay tăng vọt và làm cho người đi vay mất khả năng chi trả.
Bên cạnh đó là “cú sốc về thu nhập”. Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho hay người đi vay tiêu dùng thường lạc quan về nguồn thu nhập trong tương lai được dùng để chi trả cho khoản vay hiện nay. Tuy nhiên một cú sốc từ bên ngoài hoặc bên trong nền kinh tế làm cho hoạt động sản xuất bị thu hẹp, người đi vay bị mất việc làm, mất nguồn thu nhập dự kiến. "Đặc biệt là những người vay tiêu dùng chủ yếu là những người có thu nhập thấp và dòng thu nhập của họ lại dễ bị tổn thương nhất từ các cú sốc của nền kinh tế", ông nhấn mạnh.
Cũng theo ông Tú Anh, người đi vay còn có thể gặp cú sốc về của cải như: Giá nhà đất, giá cổ phiếu giảm làm giảm của cải của các hộ gia đình, từ đó giảm khả năng vay nợ của người đi vay, đôi khi buộc người đi vay phải bán đi những tài sản giá trị nhất để đảm bảo các khoản vay (do giá trị tài sản đảm bảo đã giảm).
“Việc nhiều người đi vay đồng loạt phải bán đi các tài sản của mình lại càng làm cho giá các tài sản này giảm và có thể kích hoạt một cuộc khủng hoảng toàn diện”, ông nói.
Ngoài ra, theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, người đi vay cũng có thể gặp rủi ro cá thể. Ông phân tích, mặc dù rủi ro cá thể ít có tác động đến rủi ro chung của người cho vay trong cho vay tiêu dùng do họ cho vay số lượng khách hàng lớn. Tuy nhiên các rủi ro cá thể có thể làm cho những người đi vay rơi vào cảnh túng quẫn. Các rủi ro đó có thể là đổ vỡ quan hệ gia đình, làm cho nguồn thu nhập bị chia sẻ; rủi ro bị ốm đau, tai nạn buộc phải chi phí rất lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng chi trả các khoản vay; rủi ro người tạo thu nhập chính trong gia đình mất khả năng lao động; rủi ro bị mất việc làm,…
"Những người trẻ, người có thu nhập thấp là khách hàng chính của cho vay tiêu dùng lại là những người có rủi ro mất việc làm cao, và không có nguồn lực đệm để chống đỡ các rủi ro cá thể nêu trên", Phó Vụ trưởng vụ Chính sách tiền tệ nhấn mạnh.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.