Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngày 22/5, tại Hà Nội, “Tọa đàm tài chính tiêu dùng: An toàn cho các nhà đầu tư và người tiêu dùng” được tổ chức với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước, các chuyên gia kinh tế và các doanh nghiệp cùng hơn 100 cơ quan báo chí.
Tại tọa đàm, các vấn đề chính của thị trường tài chính tiêu dùng (TCTD) bao gồm thực trạng, tiềm năng và vai trò của TCTD nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng với sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam đã được các chuyên gia phân tích, mổ xẻ chi tiết.
Đồng thời, các chuyên gia cũng khuyến nghị nhiều giải pháp cần thực hiện để thị trường tín dụng tiêu dùng phát triển bền vững, đảm bảo an toàn cho cả nhà đầu tư và người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng vụ Chính sách tiền tệ, NHNN nhấn mạnh: “Sự phát triển mạnh của cho vay tiêu dùng vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với hệ thống các TCTD. Một mặt lĩnh vực cho vay tiêu dùng mới phát triển, dư địa tăng trưởng còn lớn do đó đây là thị trường đầy tiềm năng cho các TCTD. Mặt khác, cũng vì đây là lĩnh vực còn mới ở Việt Nam, nên kinh nghiệm cho vay, kinh nghiệm quản lý rủi ro của cả các TCTD và người đi vay còn non trẻ. Do đó sự phát triển nhanh của hoạt động cho vay tiêu dùng đặt ra rất nhiều vấn đề về quản lý rủi ro đối với các TCTD, với cơ quan quản lý nhà nước và đối với cả khách hàng.”
Cụ thể, về phía các cơ quan nhà nước, Ngân hàng Nhà nước được cho là đã cơ bản hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động cho vay của TCTD, tạo thuận lợi cho cả khách hàng và công ty tài chính (CTTC) trong việc thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, sự vận động của thị trường là không ngừng nên sẽ liên tục đặt ra đòi hỏi cần các cơ quan nhà nước thường xuyên rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan.
Bên cạnh đó, để tránh được các rủi ro thì việc quản lý thông tin hệ thống dữ liệu công dân nói chung và dữ liệu tài chính cá nhân nói riêng cần phải phát triển và ổn định, hỗ trợ cho các hoạt động tín dụng tiêu dùng cũng như đảm bảo an toàn cho các CTTC.
Về phía các CTTC, để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động vay tiêu dùng, các CTTC cần kiện toàn hệ thống kỹ thuật quản lý hồ sơ khách hàng, cần thực hiện tốt hơn việc minh bạch thông tin cho khách hàng. Các CTTC cần thực hiện nghiêm túc các quy định về cho vay và quản lý vay, đặc biệt lưu ý đến các quy tắc về đòi nợ - vấn đề đang gặp khá nhiều tranh cãi với khách hàng trong thời gian qua.
Ngoài ra, các CTTC cũng cần truyền thông cho người dân hiểu hơn về tài chính tiêu dùng bởi hoạt động này là cơ hội cho người nghèo, người thu nhập thấp có thể tích lũy tài sản, cải thiện đời sống, dòng lưu thông hàng hóa của xã hội được lưu thông tốt hơn.
“Các CTTC cũng cần coi trọng việc quản trị rủi ro trên các khoản vay, không nên quan tâm đến tăng trưởng dư nợ bằng mọi giá”, các chuyên gia nhấn mạnh.
Còn về phía khách hàng, TS. Đỗ Hoài Linh (Giảng viên tài chính tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân) khuyến cáo: “Người đi vay cần hiểu rõ về tài chính tiêu dùng, có kế hoạch tài chính cá nhân thật tốt để tối ưu giá trị của những khoản vay. Người tiêu dùng phải hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trước khi quyết định sử dụng dịch vụ”.
Trong vòng 5 năm qua, tín dụng tiêu dùng đã tăng gần 5 lần và tiếp tục được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới. Cụ thể, nếu cuối năm 2012, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng khoảng 230.000 tỷ đồng, chiếm 8% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế thì đến cuối năm 2017, dư nợ tín dụng tiêu dùng đã đạt khoảng 1,1 triệu tỷ đồng (gấp 4,8 lần năm 2012), chiếm khoảng 18% tổng dư nợ của nền kinh tế.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.