'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Cho vay tiêu dùng xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1998, với sự xuất hiện của các công ty tài chính trực thuộc doanh nghiệp nhà nước. Tuy vậy, chỉ 5 năm gần đây, lĩnh vực này mới phát triển bùng nổ với sự tham gia của các công ty tài chính thực sự “thị trường”.
Tính đến ngày 31/12/2017, thị trường Việt Nam có 16 công ty tài chính, trong đó những công ty chiếm thị phần lớn nhất là FE Credit (khoảng 50%), Home Credit (17%), Prudential Finance Vietnam, HD Saison, Toyota Finance… Các công ty này ra đời, cộng với sự hoàn thiện khung khổ pháp lý, nhu cầu vay tiêu dùng tăng, kinh tế phát triển… khiến tín dụng cho vay tiêu dùng tăng mạnh.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, trong vòng 5 năm qua, tín dụng tiêu dùng đã tăng gần 5 lần. Nếu cuối năm 2012, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng khoảng 230.000 tỷ đồng, chiếm 8% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế, thì đến cuối năm 2017, dư nợ tín dụng tiêu dùng đạt khoảng 1,1 triệu tỷ đồng (gấp 4,8 lần năm 2012), chiếm khoảng 17% tổng dư nợ của nền kinh tế.
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế nhận định cho vay tiêu dùng phát triển mạnh, nhất là các công ty tài chính ra đời, đã giúp nhiều người có thể tiếp cận vốn từ các kênh chính thức hơn. Chỉ tính riêng các công ty tài chính đang phục vụ gần 30 triệu khách hàng.
Do phát triển nhanh, quản lý hiệu quả, các công ty tài chính hoạt động rất tốt, lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng. Trong đó, cao nhất là FE Credit - đóng góp tới hơn 51% trong tổng số lợi nhuận hơn 6.000 tỷ đồng của ngân hàng mẹ VPBank trong năm 2017. Thống kê cho thấy, biên lãi ròng (NIM) của các công ty tài chính cũng cao hơn so với ngân hàng thương mại do đặc thù hoạt động (chấp nhận rủi ro cao hơn). Do quản lý tốt, nợ xấu của các công ty tài chính lớn trên thị trường chỉ ở khoảng 5%.
TS Nguyễn Tú Anh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), đánh giá cho vay tiêu dùng phát triển đã mở rộng tiếp cận tài chính cho người dân, đặc biệt là những người trẻ tuổi không có thu nhập cao và cả các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, từ đó giúp nguồn lực xã hội được sử dụng hiệu quả hơn. Nói cách khác, trên góc độ vĩ mô, cho vay tiêu dùng phát triển giúp tăng tổng cầu, qua đó tạo động lực tăng trưởng kinh tế.
“Nhờ các hoạt động cho vay tiêu dùng mà những người có tài sản cố định lớn từ lâu 'ngồi trên đống vàng' có thể sử dụng để phục vụ nhu cầu đời sống và kinh doanh. Như vậy, cho vay tiêu dùng phát triển là điều kiện cần thiết để hỗ trợ phong trào khởi nghiệp phát triển, đặc biệt là tại các nước mà các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp còn rất ít và mỏng”, ông Tú Anh nhận xét.
Theo các chuyên gia, với dân số trẻ, niềm tin tiêu dùng tăng cao, xu hướng vay mượn dần trở nên phố biến, tài chính tiêu dùng sẽ còn phát triển mạnh ở nước ta những năm tới. Thực tế, tín dụng tiêu dùng nước ta dù tăng trưởng mạnh, song tỷ trọng còn nhỏ so với tổng tín dụng nền kinh tế.
Tín dụng tiêu dùng phát triển mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế như: tạo ra hàng chục ngàn việc làm, góp phần hạn chế tín dụng đen, đẩy mạnh tài chính toàn diện, thúc đẩy sản xuất tiêu dùng, góp phần tăng trưởng kinh tế…
Tuy nhiên, do lĩnh vực này mới phát triển bùng nổ gần đây, nên kinh nghiệm quản lý rủi ro của cả tổ chức tín dụng lẫn cơ quan quản lý và người đi vay còn hạn chế. Do đó, việc phát hiện sớm và loại bỏ các rủi ro sẽ giúp lĩnh vực này phát triển đúng hướng, đảm bảo an toàn cho cả nhà đầu tư, khách vay và nền kinh tế. Thực tế, các khủng hoảng nợ liên quan đến tài chính tiêu dùng đã từng xảy ra tại Hàn Quốc, Mỹ khi hàng loạt khách vay không thể trả nợ.
TS Cấn Văn Lực cho rằng hầu hết các tranh chấp liên quan đến tài chính tiêu dùng thời gian qua là do người tiêu dùng chưa hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ tài chính -ngân hàng và đôi khi không được tư vấn một cách rõ ràng, đầy đủ về hợp đồng tín dụng.
Để lĩnh vực này phát triển an toàn, cần có sự chung tay của cả 3 bên: người đi vay, các công ty tài chính và cả cơ quan quản lý nhà nước. Trước hết, nhà nước cần phải có biện pháp kiểm soát rủi ro, giúp các công ty tài chính và người đi vay có một hành lang an toàn.
Theo TS Nguyễn Tú Anh, kinh nghiệm các nước cho thấy cho vay tiêu dùng thường được kiểm soát chặt hơn các hình thức cho vay khác. Đơn cử, Malaysia quy định hạn mức tín dụng không được quá 2 lần thu nhập hàng tháng của chủ thẻ. Brunei quy định tổng dư nợ tín dụng tại tất cả các ngân hàng của một cá nhân không được quá 60% thu nhập hàng năm… Các nước cũng yêu cầu các thông tin trên hợp đồng tín dụng phải rõ ràng, dễ hiểu và phải đảm bảo người vay nợ hiểu hết các điều khoản ghi trong hợp đồng trước khi cầm bút ký vay nợ.
Hiện nay, hành lang pháp lý của Ngân hàng Nhà nước về lĩnh vực này đã tương đối đầy đủ. Ngân hàng Nhà nước cũng thường xuyên yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường thanh tra, giám sát tuân thủ quy định pháp luật về cho vay, nhằm hạn chế rủi ro, giảm chi phí dự phòng xử lý rủi ro, từ đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay.
Tuy vậy, theo TS Cấn Văn Lực, để lĩnh vực này phát triển an toàn, cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần có những biện pháp giám sát, quản lý chặt chẽ để hạn chế tình trạng khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng khi kinh tế có dấu hiệu khó khăn như đã từng xảy ra tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan.
Thứ hai, Chính phủ chỉ đạo sớm hoàn thiện Chiến lược quốc gia về phát triển tài chính toàn diện, nhằm đồng bộ hóa kế hoạch và giải pháp tăng khả năng tiếp cận tài chính của người dân và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần sớm hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư, giúp các tổ chức tín dụng hoạt động hiệu quả hơn, người dân cũng dễ tiếp cận tín dụng với lãi suất hợp lý hơn.
Thứ ba, tạo điều kiện cho các công ty tài chính mới phát triển, nhằm tăng tính cạnh tranh, đa dạng dịch vụ, giảm lãi suất cho vay tiêu dùng...
Thứ tư, tăng cường giáo dục tài chính cho người tiêu dùng, đặc biệt là về các sản phẩm tài chính tiêu dùng, giúp họ hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trước khi quyết định sử dụng dịch vụ. Các tư vấn viên, nhân viên tín dụng cần thông tin đầy đủ, chính xác về những thông tin quan trọng, tránh gây ra cảm giác bị lừa đảo ở khách hàng và tạo ra những luồng ý kiến tiêu cực về dịch vụ tín dụng tiêu dùng.
Đối với người tiêu dùng, bản thân họ phải có ý thức trang bị các kiến thức cơ bản về tài chính - ngân hàng. Điều này giúp họ quản lý tài chính cá nhân và gia đình tốt hơn, cũng như đảm bảo khả năng chi trả khi sử dụng các sản phẩm tín dụng tiêu dùng.
Quan trọng nhất, đối với các công ty tài chính, trong bối cảnh kiến thức tài chính của người dân còn hạn chế, các chuyên gia cũng khuyến cáo, các tổ chức tín dụng cần thực hiện tốt hơn việc minh bạch thông tin cho khách hàng. Điều này không chỉ giúp khách hàng hiểu rõ, mà còn giúp công ty giảm nợ xấu, bảo vệ uy tín.
Ngoài ra, theo bà Nguyễn Thùy Dương, Phó tổng giám đốc phụ trách Khối Dịch vụ tài chính (EY Việt Nam), trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, các công ty tài chính cần tận dụng sức mạnh của công nghệ để tiến cận và mang lại các trải nghiệm thú vị cho khách hàng, đồng thời khắc phục tình trạng thiếu hụt thông tin của người vay hiện nay.
“Nền tảng công nghệ sẽ giúp các công ty tài chính tiêu dùng tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng tại khu vực nông thôn (chiếm đến 60% dân số cả nước), nhằm nâng cao thị phần và duy trì tốc độ tăng trưởng. Hiện tại, độ phủ sóng của các dịch vụ tài chính ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ cho vay tại các vùng nông thôn còn rất thấp. Tuy nhiên, để có thể cung cấp tín dụng tiêu dùng đến các vùng nông thôn, các công ty tài chính cần có những sáng kiến công nghệ mới mẻ mang tính đột phá”, bà Dương khuyến cáo.
Ý kiến - Nhận địnhĐảm bảo quản lý hiệu quả rủi ro. Bà Nguyễn Thùy Dương, Phó tổng giám đốc phụ trách Khối Dịch vụ tài chính (EY Việt Nam) Vài năm gần đây, thị trường tài chính tiêu dùng phát triển thần tốc, trong khi ngân hàng còn đối mặt với những hạn chế nhất định về tín dụng tiêu dùng. Mặc dù thu hút khách hàng, mở rộng thị phần là mục tiêu hàng đầu, song việc đảm bảo quản lý hiệu quả rủi ro tín dụng vẫn luôn phải được “khắc cốt ghi tâm”, nhằm đảm bảo an toàn và tối đa hóa lợi ích cho các công ty tài chính về dài hạn.n Dư địa tăng trưởng lớn. TS. Nguyễn Tú Anh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) Cho vay tiêu dùng mới phát triển, dư địa tăng trưởng lớn và là thị trường đầy tiềm năng cho các tổ chức tín dụng. Mặt khác, vì đây là lĩnh vực còn mới ở Việt Nam, nên kinh nghiệm cho vay, kinh nghiệm quản lý rủi ro của cả các tổ chức tín dụng và người đi vay còn hạn chế. Do đó, sự phát triển nhanh của hoạt động cho vay tiêu dùng ở nước ta đặt ra rất nhiều vấn đề về quản lý rủi ro đối với các tổ chức tín dụng, với cơ quan quản lý nhà nước và đối với cả khách hàng. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.