Cựu Chủ tịch Vinashin Nguyễn Ngọc Sự bị đề nghị 18-20 năm tù

Đức Hoàng - 11/06/2019 20:41 (GMT+7)

(VNF) - Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội đề nghị ông Nguyễn Ngọc Sự (cựu Chủ tịch HĐTV Vinashin) mức án từ 18-20 năm tù, ông Trương Văn Tuyến (cựu Tổng giám đốc Vinashin) từ 7-8 năm tù về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

VNF
Bị cáo Nguyễn Ngọc Sự (thứ hai bên trái sang)

Sau 2 ngày mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), chiều 11/6, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội giữ quyền công tố tại phiên tòa đã trình bày bản luận tội và đề nghị mức án đối với 4 bị cáo.

Theo đó, cựu Chủ tịch HĐTV Vinashin Nguyễn Ngọc Sự bị Viện kiểm sát đề nghị mức án từ 18-20 năm tù.

3 bị cáo còn lại gồm Trần Đức Chính (cựu Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính Vinashin) bị đề nghị từ 18-20 năm tù; Trương Văn Tuyến (cựu Tổng giám đốc Vinashin) từ 7-8 năm tù và Phạm Thanh Sơn (cựu Phó tổng giám đốc Vinashin) từ 8-9 năm tù về cùng tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

Về trách nhiệm dân sự, các bị cáo phải cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi hoàn số tiền hơn 105 tỷ đồng để trả cho Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank). Số tiền này sẽ được khấu trừ vào nghĩa vụ dân sự của Hà Văn Thắm.

Các bị cáo phải hoàn trả số tiền đã chiếm hưởng cá nhân, trong đó bị cáo Nguyễn Ngọc Sự chiếm hưởng hơn 8 tỷ đồng, đã nộp lại toàn bộ.

Bị cáo Trương Văn Tuyến chiếm hưởng 3,5 tỷ đồng, đã nộp lại toàn bộ.

Bị cáo Phạm Thanh Sơn chiếm hưởng cá nhân 1,2 tỷ đồng.

Bị cáo Trần Đức Chính chiếm hưởng cá nhân 10 tỷ đồng. Tổng số tiền chiếm hưởng cá nhân là gần 23 tỷ đồng.

Số tiền chiếm đoạt còn lại (trong tổng số hơn 105 tỷ đồng), đại diện Viện kiểm sát đề nghị Tòa án tuyên buộc các bị cáo cùng nhau chia đều hoặc căn cứ theo tính chất, mức độ hành vi để chia theo kỷ phần.

Viện Kiểm sát nhận định đây là vụ án gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Các bị cáo thực hiện hành vi có tổ chức, thủ đoạn tinh vi, có sự cấu kết chặt chẽ giữa các cá nhân là lãnh đạo của Vinashin, gây ra thiệt hại lớn, tác động xấu đến hoạt động doanh nghiệp, chính sách tài chính kinh tế của Nhà nước.

Hành vi của các bị cáo đặc biệt nguy hiểm, xâm phạm các quy định quản lý kinh tế của Nhà nước, xâm hại tài sản Nhà nước... Các bị cáo là người có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản đáng lẽ phải thực hiện đúng quy định pháp luật, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nhưng các bị cáo vì tư lợi cá nhân thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế và dư luận xã hội.

Đại diện Viện kiểm sát khẳng định các bị cáo đều nhận thức nguồn tiền chi lãi ngoài không phải là tiền của các cá nhân cán bộ, nhân viên OceanBank đưa cho các bị cáo. Nếu các bị cáo không phải là người có quyền quyết định việc gửi tiền có kỳ hạn thì các bị cáo đã không được đưa tiền.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, năm 2010, Vinashin được nhận 2.200 tỷ đồng từ Tập đoàn Dầu khí để tái cơ cấu Vinashin và 4.190 tỷ đồng của Chính phủ cấp tạm ứng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cho Vinashin.

Với mong muốn có nguồn tiền phục vụ cho hoạt động của OceanBank, Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank) và cán bộ lãnh đạo tại OceanBank đã ban hành chủ trương chi tiền ngoài lãi suất tiền gửi theo hợp đồng cho Vinashin để lãnh đạo Vinashin quyết định việc gửi tiền có kỳ hạn vào OceanBank.

Mặc dù không được Thủ tướng Chính phủ cho phép nhưng Nguyễn Ngọc Sự (Chủ tịch Hội đồng thành viên), Trương Văn Tuyển (Tổng giám đốc), Phạm Thanh Sơn (Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính) và Trần Đức Chính (Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính) đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý số tiền nhận từ Tập đoàn Dầu khí và tiền Chính phủ cấp, bàn bạc thống nhất chủ trương quyết định việc gửi tiền có kỳ hạn vào OceanBank, sau đó chiếm đoạt số tiền chi ngoài lãi suất tiền gửi theo hợp đồng.

Từ tháng 3/2011 đến tháng 8/2014, Trần Đức Chính đã nhận hơn 105 tỷ đồng lãi ngoãi do các cán bộ của OceanBank chi. Số tiền hơn 105 tỷ đồng này do Trần Đức Chính trực tiếp quản lý, không hạch toán vào nguồn thu của Vinashin, để ngoài sổ sách, dùng để các bị cáo chiếm hưởng cá nhân trái pháp luật, chi phí không đúng quy định của Nhà nước.

Ngày 12/6, phiên tòa tiếp tục phần tranh tụng.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

‘Cục tạ’ ở Mê Linh có kéo lùi tham vọng của CEO Group?

‘Cục tạ’ ở Mê Linh có kéo lùi tham vọng của CEO Group?

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh. Và dù đã giảm gần 900 tỷ đồng kế hoạch doanh thu so với năm trước, mục tiêu doanh thu 2.100 tỷ đồng trong năm 2024 vẫn được xem là thách thức với CEO Group.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

(VNF) - Tại dự thảo thông tư mới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định ghi giảm toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng.

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

(VNF) Theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước đã nhận thức được những rủi ro của mô hình chấm điểm tín dụng và đang trong quá trình hoàn thiện các quy định để đưa ra cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, nhằm cân bằng giữa việc khuyến khích đổi mới sáng tạo và bảo vệ người tiêu dùng cũng như ổn định thị trường.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.