Góc nhìn chứng khoán: Cổ phiếu chứng khoán nóng trở lại, bắt đầu vụ ‘săn’ BCTC quý 2?

Song Tử - 23/06/2020 16:42 (GMT+7)

(VNF) - Thị trường hôm nay như gặp “dớp” xấu ngay đầu phiên khiến cả ngày tình hình không khá lên được. Duy nhất một số mã đầu cơ và nhóm cổ phiếu chứng khoán là chạy ngược dòng đáng chú ý.

VNF
VIC (đường màu đỏ) và VHM (đường màu xanh) là hai cổ phiếu chính tạo nên nhịp rung lắc mạnh ở VN-Index (đường màu đen) trong phiên hôm nay.

Các thị trường châu Á vừa mở cửa ít phút sáng nay thì đột ngột có tin thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung “đã kết thúc”. Ngay lập tức các thị trường sụt giảm mạnh, các chỉ số tương lai chứng khoán Mỹ thậm chí giảm hàng trăm điểm trong phút chốc. May mắn là thị trường cổ phiếu Việt Nam mở cửa muộn nên hầu như không bị ảnh hưởng gì đáng kể.

Tuy nhiên cả phiên hôm nay thị trường diễn biến cũng không tốt lên được, ngay cả khi thông tin bất ngờ nói trên được đính chính. Các thị trường quốc tế phục hồi, thị trường tương lai của Mỹ quay đầu tăng. Riêng VN-Index gia nhập vào nhóm vài thị trường giảm như Malaysia, Indonesia khi để mất hơn 3 điểm.

Thị trường rung lắc đột ngột mạnh trong buổi chiều khi xuất hiện một đợt bán rất lớn. VN-Index cuối phiên sáng còn đứng tại 871,5 điểm thì đến thời điểm chạm đáy lúc 14h15 chỉ còn 864 điểm, tương đương mất 7,5 điểm hay 0,86%. Nhóm cổ phiếu Vingroup là nguyên nhân chính.

VIC là một cổ phiếu lớn nhất thị trường và đã giảm suốt từ sáng. Khi VN-Index chạm đáy VIC giảm tới gần 2,7%. VHM cũng chạm đáy cùng thời điểm, giảm 2,81% so với tham chiếu. VRE tạo đáy sâu nhất giảm 1,81%. Ngoài ra BID cũng rơi tới 1,9% cùng thời điểm và cổ phiếu này lớn thứ 5 thị trường. HPG cũng giảm hơn 2%, CTG giảm khoảng 1,7%.

Ngoài ra khá nhiều cổ phiếu khác cũng giảm trên cả thị trường do tác động chung. Số cổ phiếu giảm giá lúc 14h15 trên sàn HSX nhiều gấp đôi số tăng giá. Nhóm VN30 cũng có số mã giảm gấp 7 lần số tăng. Như vậy đợt rung lắc giảm chiều nay tuy chịu sức ép chính từ nhóm cổ phiếu lớn nhưng cũng có ảnh hưởng của số đông. Kết phiên số mã giảm vẫn nhiều hơn số mã tăng.

Hai nhóm cổ phiếu duy nhất không bị tác động nhiều trong thời điểm rung lắc này là một số mã đầu cơ mạnh và nhóm chứng khoán. Các mã đầu cơ vẫn có lực mua đủ để duy trì giá cao, cuối phiên vẫn kịch trần khá nhiều (19 mã). Trong đó có những mã thanh khoản cao như EVG, FIT, FCN, HAI, FLC, HAR.

Với nhóm chứng khoán, khả năng giữ giá cũng đến từ sức mua mạnh mẽ, nhiều cổ phiếu còn đạt kỷ lục về thanh khoản. SSI giao dịch lớn nhất trong nhóm, thậm chí là lớn thứ 3 trên toàn thị trường với trên 14 triệu cổ phiếu, trị giá 224 tỷ đồng. SSI đã chạm tới giá kịch trần trong những phút đầu phiên sáng và khi thị trường rung lắc, giá vẫn tăng 1,6% so với tham chiếu. Tính về giá trị giao dịch, thanh khoản của SSI hôm nay là cao nhất kể từ phiên ngày 16/3/2018.

HCM cũng là mã thanh khoản lớn và cũng chạm tới giá trần nhưng khi rung lắc mức giảm đã bốc hơi gần hết. Chỉ đến cuối phiên giá mới phục hồi tăng 5,15% so với tham chiếu. SHS cũng đạt thanh khoản gấp rưỡi bình quân 20 phiên gần nhất. Các cổ phiếu chứng khoán nhỏ hơn đóng cửa ở giá trần là BSI, TVB, VDS, VIX. Các mã khác tăng cao là VND tăng 4,5%, VCI tăng 4,1%, SHS tăng 6,2%, MBS tăng 5,9%, FTS tăng 3,9%, CTS tăng 2,2%, BVS tăng 3%.

Hiện tượng tăng giá đồng loạt ở nhóm cổ phiếu chứng khoán và thu hút thanh khoản đột biến cho thấy đang có dòng tiền quay lại nhóm này. Nửa đầu tháng 6 các cổ phiếu chứng khoán cũng điều chỉnh giống như các mã khác sau nhịp tăng mạnh hậu covid. Thời điểm hiện tại cổ phiếu chứng khoán được “hâm nóng” trở lại có lẽ do kỳ vọng báo cáo kết quả kinh doanh (BCTC) quý 2 sắp tới.

Trong số đa số doanh nghiệp hứa hẹn sẽ có báo cáo tài chính quý 2 kém tích cực thì nhóm chứng khoán dường như dễ đoán nhất. Lợi nhuận của nhóm công ty này gắn chặt với diễn biến thị trường. Hai yếu tố thuận lợi để đảm bảo kết quả kinh doanh là giá trị danh mục đầu tư tăng theo diễn biến chung và khả năng kinh doanh vốn đi cùng với mức thanh khoản lớn trong quý 2.

Thanh khoản cao là yếu tố được nhà đầu tư kỳ vọng nhất vì thị trường đang ở trong giai đoạn thu hút dòng vốn kỷ lục. Liên tiếp các phiên giao dịch vượt 8.000 tỷ đồng được xác lập trong thàng 5 và tháng 6. Số lượng tài khoản mới mở gia tăng nhanh. Mức phí giao dịch không hẳn là lợi thế mà là khả năng cho vay cầm cố cổ phiếu, các khoản ứng trước tiền bán.

Những cổ phiếu của các công ty chứng khoán lớn hầu như đã quay về ngưỡng giá trước thời điểm dịch Covid-19. Chẳng hạn VND chỉ còn thấp hơn thời điểm đầu năm 2020 khoảng 4%, SSI đã cao hơn 3,2%, HCM đang thấp hơn 4,4%, BVS đang tăng 4%. Cá biệt như SHS đã vượt xa thời điểm trước Covid, đang tăng 79% so với đầu năm.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Phú Yên: Hàng loạt sàn bất động sản rút khỏi thị trường

Phú Yên: Hàng loạt sàn bất động sản rút khỏi thị trường

(VNF) - 6/7 sàn giao dịch bất động sản ở Phú Yên tạm dừng hoạt động hoặc không còn hoạt động. Nguyên nhân chính là do thị trường nhà đất trầm lắng.

TP. HCM chi 350 tỷ đồng nâng cấp giao thông

TP. HCM chi 350 tỷ đồng nâng cấp giao thông

(VNF) - Hội đồng Nhân dân TP.HCM đã thông qua khoản đầu tư 350 tỷ đồng nhằm nâng cao năng lực khai thác tại các tuyến đường thường xuyên gây ùn tắc giao thông, xảy ra tai nạn giao thông.

Nhận tin Tổng thống Iran tử vong, vàng vọt lên cao kỷ lục, hướng đến 3.000 USD/ounce

Nhận tin Tổng thống Iran tử vong, vàng vọt lên cao kỷ lục, hướng đến 3.000 USD/ounce

(VNF) - Việc Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tử vong trong vụ tai nạn máy bay đã làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông, điều mà các nhà phân tích cho rằng làm tăng sức hấp dẫn của kim loại quý, vốn được coi là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ hỗn loạn.

Nhận tin nhà nước thoái vốn, BCM và NTP lập tức tăng kịch trần

Nhận tin nhà nước thoái vốn, BCM và NTP lập tức tăng kịch trần

(VNF) - Thoái vốn Nhà nước có thể là một trong những lý do khiến BCM và NTP tăng kịch trần trong phiên 20/5 khi câu chuyện bán vốn luôn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trên thị trường.

Nợ công Việt Nam tương đương 37% GDP

Nợ công Việt Nam tương đương 37% GDP

(VNF) - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết đến cuối năm 2023 quy mô nợ công/GDP ước khoảng 37%, nợ Chính phủ/GDP ước khoảng 34%

Đầu tư tài sản số: Năm rủi ro cần lưu ý

Đầu tư tài sản số: Năm rủi ro cần lưu ý

(VNF) - Sự phát triển công nghệ cho phép các nhà đầu tư tài chính có được hoặc mất đi số tiền lớn chỉ trong cú chạm lên màn hình điện thoại. Không ít rủi ro mà nhà đầu tư phải đối mặt, đặc biệt là ở các kênh đầu tư chưa có hành lang pháp lý.

Tỷ phú Narayana Murthy: Vay vợ 250 USD khởi nghiệp, xây 'đế chế' 70 tỷ USD

Tỷ phú Narayana Murthy: Vay vợ 250 USD khởi nghiệp, xây 'đế chế' 70 tỷ USD

(VNF) - Với số vốn ban đầu là 250 USD vay từ vợ, tỷ phú Ấn Độ Narayana Murthy đã xây dựng Tập đoàn Infosys trở thành công ty dịch vụ công nghệ thông tin top 3 thế giới, với giá trị vốn hóa trên 70 tỷ USD.

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

(VNF) - UBND TP. Đà Nẵng vừa có văn bản về hủy bỏ tạm dừng giao dịch tài các công ty liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) và bà Nguyễn Thị Thu Hiền (vợ ông Vũ).

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

(VNF) - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, tình trạng gian lận, trốn thuế còn lớn, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, tình hình nợ đọng thuế có xu hướng tăng.

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

(VNF) - Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của 4 doanh nghiệp.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.