Hà Nội đưa 2 dự án của Tập đoàn Hà Đô vào 'tầm ngắm'

Khánh An - 27/08/2021 11:45 (GMT+7)

Báo cáo của Thường trực HĐND TP. Hà Nội về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm luật đất đai trên địa bàn mới đây đã chỉ đích danh một số dự án của Tập đoàn Hà Đô.

VNF
Phần lớn diện tích tại dự án Hado Charm Villas vẫn đang để trống

Phần lớn diện tích tại dự án Hado Charm Villas vẫn đang để trống

Theo báo cáo của HĐND TP. Hà Nội: đến tháng 5/2021, trên địa bàn TP. Hà Nội có 287 dự án đã được giao đất nhưng chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai. Trong đó, có 60 dự án chậm đưa đất vào sử dụng đề nghị gia hạn 24 tháng; 59 dự án chậm giải phóng mặt bằng; 20 dự án chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính; 76 dự án có các vi phạm khác; 39 dự án dừng thanh tra (do các cơ quan khác thanh tra hoặc dự án chưa được phê duyệt, chưa được giao đất...); 17 dự án kiểm tra, hậu kiểm và xử lý theo quy định của pháp luật; 16 dự án phát sinh sau thời điểm giám sát của HĐND thành phố năm 2018 đến tháng 3/2021, hiện đang triển khai nhưng chậm tiến độ so với tiến độ được duyệt.

Ngoài ra còn có nhóm 63 dự án chưa được giao đất, cho thuê đất chậm thực hiện các thủ tục đầu tư, chậm triển khai theo quyết định được phê duyệt. Trong đó: 18 dự án cần thanh tra, kiểm tra để báo cáo UBND thành phố chấm dứt dự án theo quy định; 31 dự án chậm, tạm dừng cần điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh cơ chế thực hiện do vướng mắc giữa các luật; 8 dự án chậm nhưng đề xuất tiếp tục triển khai và đề nghị đẩy nhanh tiến độ; 6 dự án thành phố đã có chỉ đạo giao các sở chuyên ngành kiểm tra, thanh tra, chờ thực hiện theo kết luận.

Trong số 18 dự án cần thanh tra, kiểm tra để báo cáo UBND thành phố chấm dứt theo quy định, Tập đoàn Hà Đô được “điểm danh” với hai dự án có quyết định chủ trương đầu tư từ hơn chục năm trước nhưng đến nay vẫn chậm trễ triển khai thực hiện.

Cụ thể, dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở để bán tại Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm (được giao đất, cho thuê đất theo Quyết định số 7625/QĐ-UBND ngày 9/11/2004) với diện tích 8.653m2. Với dự án này, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã nhiều lần có kết luận thanh tra chỉ ra vi phạm, HĐND TP. Hà Nội kiến nghị UBND thành phố yêu cầu chủ đầu tư hoàn thiện xây dựng nhà ở thấp tầng.

Bên cạnh đó, Tập đoàn Hà Đô còn dự án Hado Charm Villas (trước đây là dự án khu đô thị mới An Khánh – An Thượng) nằm trên địa bàn 2 xã An Thượng và Song Phương, huyện Hoài Đức, Hà Nội; là dự án trọng điểm, được coi động lực tăng trưởng chính của Hà Đô trong năm 2021-2022.

Theo tìm hiểu, dự án được khởi công vào năm 2008, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2017. Thời điểm khởi công, dự án được quảng cáo sẽ có hàng chục tòa nhà cao tầng (30 – 40 tầng), đáp ứng nhu cầu của 10 nghìn cư dân tương lai. Tuy nhiên, đến thời hạn bàn giao, khu đô thị này vẫn chỉ là khu đất bị bỏ hoang.

Đến năm 2018, dự án được TP. Hà Nội chấp thuận điều chỉnh quy hoạch, sau đó có tên là Hado Charm Villas và sẽ không còn chung cư cao tầng, thay vào đó là khoảng hơn 500 căn biệt thự, liền kề, nhà phố.

Cuối năm 2020, sau một thời gian dài "bất động", nhiều sàn bất động sản bất ngờ rao bán các sản phẩm tại dự án này với mức giá 50 - 60 triệu đồng/m2. Mức giá này được cho là đã tăng gấp đôi so với thời điểm Hado Charm Villas mới ra mắt thị trường.

Tuy nhiên, Tập đoàn Hà Đô đã nhiều lần bị “bêu tên” sai phạm tại dự án này. Theo đề nghị của HĐND TP. Hà Nội, UBND thành phố cần yêu cầu Tập đoàn Hà Đô hoàn thiện hồ sơ để được xem xét, thẩm định trình UBND thành phố xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, khẩn trương đầu tư xây dựng công trình theo đúng quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư. Hiện tại, dự án đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đang triển khai xây dựng các ô quy hoạch liền kề và biệt thự.

Ngoài 2 dự án bị “bêu tên” trên, theo tìm hiểu của phóng viên, Hà Đô còn hai dự án gồm khu hỗn hợp Dịch Vọng (gồm 2 tòa tháp, hỗn hợp cao cấp căn hộ - văn phòng – trung tâm thương mại) và dự án 62 Phan Đình Giót (gồm chung cư và văn phòng cho thuê) tại Hà Nội đang trong quá trình hoàn thành quy hoạch 1/500.

Bên cạnh đó, Hà Đô đang triển khai một số dự án như Hado Centrosa Garden, Hado Green Lane, Hado Minh Long tại TP. HCM và dự án Nongtha Central Park tại Viêng Chăn, Lào .

Cụ thể, dự án Hado Centrosa Garden nằm tại số 200, đường Ba Tháng Hai, phường 12, quận 10, TP. HCM được khởi công vào năm 2016, có quy mô gần 7ha, trong đó khu thấp tầng có diện tích 10.628 m2 với 115 căn nhà phố liền kề, khu cao tầng có diện tích 33.660 m2 gồm 8 tòa tháp, mỗi tòa cao 30 tầng.

Trong đó, khu thấp tầng đã được bàn giao hết vào năm 2017 còn khu cao tầng, Hà Đô đang triển khai bàn giao 4 tòa Iris còn lại (1.010 căn) trong giai đoạn năm 2020-2021.

Đối với Hado Green Lane (tên thương mại là Bình An Riverside) được xây dựng tại 2735 Phạm Thế Hiển, quận 8, TP. HCM có quy mô hơn 2,32 ha gồm 3 tòa chung cư và đang trong quá trình triển khai xây dựng.

Còn dự án Hado Minh Long nằm trên đường Kha Vạn Cân, phường Linh Trung, quận Thủ Đức có tổng diện tích 2,71 ha với 3 tòa chung cư, 100 căn liền kề. Trong năm 2021, Tập đoàn Hà Đô có kế hoạch mở bán 2 dự án này, tuy nhiên thủ tục pháp lý của 2 dự án trên vẫn chưa hoàn thiện.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô (HoSE: HDG) tiền thân là xí nghiệp Xây dựng của Bộ Quốc phòng được thành lập năm 1990. Năm 2004, Hà Đô cổ phần hóa và chuyển thành Công ty Cổ phần Hà Đô.

Ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh mảng bất động sản bao gồm: Đầu tư kinh doanh nhà ở, khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại, cho thuê mặt bằng và nhận thầu xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi, thủy điện…

Tính tại thời điểm ngày 30/6/2021, Tập đoàn Hà Đô đang có tổng tài sản 14.774 tỷ đồng, tăng 6,5% so với hồi đầu năm. Công ty gia tăng đầu tư tài chính ngắn hạn gấp 7 lần, lên mức 488 tỷ đồng.

Trong khi đó, các khoản phải thu ngắn hạn và giá trị hàng tồn sụt giảm 21% và 32% so với đầu năm, ghi nhận 1.392 tỷ đồng và 1.189 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tại thời điểm ngày 30/6/2021, Tập đoàn Hà Đô ghi nhận khoản nợ phải trả lên tới 10.457 tỷ đồng, tăng hơn 500 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của công ty này chỉ ở mức 4.317 tỷ đồng. Như vậy, tổng nợ phải trả của Tập đoàn Hà Đô đã gấp 2,5 lần so với nguồn vốn chủ sở hữu.

Theo Xây dựng
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chính phủ đặt mục tiêu có 10 tỷ phú USD, 5 doanh nhân quyền lực châu Á vào 2030

Chính phủ đặt mục tiêu có 10 tỷ phú USD, 5 doanh nhân quyền lực châu Á vào 2030

(VNF) - Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Samsung sẽ đầu tư 1 tỷ USD mỗi năm vào Việt Nam

Samsung sẽ đầu tư 1 tỷ USD mỗi năm vào Việt Nam

(VNF) - Thông tin này được ông Park Hark Kyu, Tổng Giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Samsung cho biết tại buổi tiếp của Thủ tướng Phạm Minh Chính vào chiều 9/5.

Đi cà phê gặp tai nạn nguy kịch: Hé mở về ông chủ chuỗi The Coffee House

Đi cà phê gặp tai nạn nguy kịch: Hé mở về ông chủ chuỗi The Coffee House

(VNF) - Giông lốc kèm mưa đá gây vỡ kính tại địa điểm kinh doanh của The Coffee House đã khiến một nữ khách hàng bị đa chấn thương, hiện đang hôn mê và rất nguy kịch.

Công ty trí tuệ nhân tạo của Elon Musk sắp đạt định giá 18 tỷ USD

Công ty trí tuệ nhân tạo của Elon Musk sắp đạt định giá 18 tỷ USD

(VNF) - Công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo X.AI Corp (xAI) của tỷ phú Elon Musk chuẩn bị kết thúc vòng gọi vốn với mức định giá khoảng 18 tỷ USD ngay trong tuần này.

Đề xuất bổ sung thêm 1 Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Đề xuất bổ sung thêm 1 Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

(VNF) - Theo Bộ Tài chính, cần thiết phải xem xét, bổ sung thêm 01 Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn tới.

Chuyển động mới tại kho cảng LNG Cái Mép

Chuyển động mới tại kho cảng LNG Cái Mép

(VNF) - Với việc hợp tác chính thức cùng các đối tác ngoại đến từ Mỹ, Công ty TNHH Hải Linh cho biết dự án kho cảng LNG Cái Mép tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến vận hành từ tháng 9 năm nay.

Metro Nhổn - Ga Hà Nội bắt đầu khoan hầm ngầm từ quý II/2024

Metro Nhổn - Ga Hà Nội bắt đầu khoan hầm ngầm từ quý II/2024

(VNF) - Dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội sẽ khởi động thi công máy khoan hầm TBM trong quý II/2024.

Nghịch cảnh ngành thép: Nhiều 'ông lớn' lãi đậm, có DN lỗ sâu trăm tỷ

Nghịch cảnh ngành thép: Nhiều 'ông lớn' lãi đậm, có DN lỗ sâu trăm tỷ

(VNF) - Đúng như dự báo của giới phân tích ở thời điểm đầu năm, hàng loạt doanh nghiệp lớn nhỏ trong ngành thép nô nức báo lợi nhuận tăng trưởng hàng chục, hàng trăm phần trăm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ lại chưa thể vượt qua giai đoạn khó khăn của ngành thép.

Dư nợ trái phiếu bất động sản phát hành riêng lẻ hơn 350.000 tỷ đồng

Dư nợ trái phiếu bất động sản phát hành riêng lẻ hơn 350.000 tỷ đồng

(VNF) - Bộ Tài chính cho biết, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ của khối BĐS tại thời điểm ngày 5/3/2024 là 350.876 tỷ đồng. Ngoài ra, 8 năm qua, có 4 doanh nghiệp BĐS đã phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ ra thị trường quốc tế với tổng khối lượng là 2,18 tỷ USD.

Diện mạo 'đất vàng' khu Cao Xà Lá trước ngày chuyển đổi thành đô thị

Diện mạo 'đất vàng' khu Cao Xà Lá trước ngày chuyển đổi thành đô thị

(VNF) - "Cao Xà Lá" là tên viết tắt của loạt nhà máy cao su, xà phòng, thuốc lá trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội. Tại khu vực này sẽ xây các khu đô thị mới với quy mô dân số dự kiến 46.000 người.