Honda, Toyota và nhiều nhà sản xuất ô tô khác sẽ dừng việc xuất khẩu sang Việt Nam?

Hoàng Quân - 17/01/2018 08:25 (GMT+7)

(VNF) - Các nhà sản xuất ôtô đã dừng việc xuất khẩu sang Việt Nam từ đầu năm sau quy định mới đòi hỏi kiểm tra nghiêm ngặt về các loại xe nhập khẩu.

VNF
Honda, Toyota và nhiều nhà sản xuất ô tô khác sẽ dừng việc xuất khẩu sang Việt Nam

Quy định mới này có hiệu lực ngay khi Việt Nam bãi bỏ thuế nhập khẩu ôtô cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á từ ngày 1/1, chậm hơn 2 năm so với các nước phát triển khác của khối.

Toyota Motor cho biết hôm thứ 3 rằng họ đã buộc phải dừng tất cả các khâu sản xuất cho việc xuất khẩu sang thị trường Việt Nam. Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản này hiện chiếm khoảng 1/5 lượng xe bán ra trên thị trường, hay 1.000 chiếc mỗi tháng. Các mẫu xe nhập khẩu bao gồm Hilux, Yaris, xe thể thao đa dụng Fortuner và Lexus sang trọng.

"Thị trường Việt Nam đã có dấu hiệu chững lại trong năm ngoái vì người tiêu dùng chờ đợi việc cắt giảm thuế vào cuối năm 2017", Chủ tịch Toyota Motor Thái Lan Michinobu Sugata nói với các phóng viên.

Thực tế, doanh số bán ô tô tại Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 11 đã giảm 10% xuống còn 245.000 chiếc.

"Chúng tôi dự đoán sẽ có bước nhảy vọt lớn vào năm 2018 nhưng do những rào cản phi thuế quan mà chính phủ Việt Nam đưa ra, chúng tôi không thể xuất khẩu sang thị trường này", ông nói.

Nghị định 116, công bố vào hồi tháng 10, yêu cầu các phép thử về phát thải và độ an toàn phải được tiến hành trên tất cả các lô ô tô nhập khẩu. Trong khi đó, trước đây, chỉ có lô hàng đầu tiên của mỗi một mẫu xe mới cần được kiểm tra.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho biết mỗi một bài kiểm tra phát thải có thể mất hai tháng và chi phí lên tới 10.000 USD.

"Điều này sẽ gây lãng phí rất lớn về thời gian và tiền bạc", đại diện Toyota cho biết trong một tuyên bố vào tháng 12.

Nghị định cũng yêu cầu tất cả các mẫu xe phải có giấy chứng nhận VTA do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp. VTA sẽ được dùng để chứng minh rằng chiếc xe đạt tiêu chuẩn của quốc gia mà nó sẽ được bán và thường được phát hành bởi các đơn vị trong nước của nước nhập khẩu.

Kể từ khi Nghị định được thông báo vào hồi tháng 10, chính phủ các nước như Nhật Bản, Thái Lan và Mỹ đã bày tỏ mối quan ngại với Việt Nam rằng sẽ không thể tiếp tục xuất khẩu ô tô sang nước này.

Nhiều nhà sản xuất ô tô cũng đã bị bất ngờ bởi động thái trên.

Honda Motor, trước đó đã chuyển việc sản xuất CR-V, dòng sản phẩm chính của hãng dành cho thị trường Việt Nam, sang Thái Lan. Các bộ phận được vận chuyển từ Thái Lan đã được lắp ráp và hoàn thành tại Việt Nam.

Honda nghĩ rằng hãng sẽ tận dụng được mức thuế quan bằng 0% để củng cố toàn bộ việc sản xuất dòng xe SUV ở Thái Lan và tiết kiệm chi phí.

Nhưng với quy định như hiện nay, việc xuất khẩu xe sang Việt Nam đã phải dừng lại.

Honda trước đó đã dự kiến ​​sẽ nhập 10.000 chiếc CR-V vào năm 2018, tăng 70% so với năm ngoái, đặc biệt là khi mẫu xe mới được đưa ra.

"Mẫu xe CR-V mới nhất rất được quan tâm và chúng tôi đã nhận được khoảng 200 đơn đặt hàng", chủ một đại lý tại Hà Nội nói.

"Nhưng những chiếc xe sẽ không thể đến trước thời điểm tháng 4", ông nói.

Ông bắt đầu trưng bày model CR-V mới nhất tại đại lý của mình vào hôm thứ 3 nhưng đây là một trong những lô thí điểm ban đầu được nhập khẩu từ Thái Lan vào tháng 12, trước khi nghị định có hiệu lực. Honda đã nộp thuế 30%.

Mitsubishi Motor cũng đã ngừng sản xuất dòng xe SUV Pajero Sports cho thị trường Việt Nam ở Thái Lan.

Ford Thái Lan cũng cho biết: "Chúng tôi tiếp tục lo ngại các tác động đáng kể của quy định mới này lên hoạt động kinh doanh".

Việt Nam, cùng với Campuchia, Lào và Myanmar, đã có thời gian ân hạn kéo dài 2 năm để loại bỏ tất cả thuế quan đối với các mặt hàng đã được các thành viên ASEAN nhất trí khi khối 11 thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được khởi động vào cuối năm 2015.

Ngày 1/1, thuế xuất khẩu rượu whisky và mì ăn liền sang Campuchia, rượu vang sang Myanmar và bia cho Lào trong khu vực đã được gỡ bỏ, từ mức 5% trước đó.

AEC được thành lập để hội nhập nền kinh tế khu vực với tổng sản phẩm quốc nội là 2.500 tỷ USD và dân số là 640 triệu người, bằng cách tạo điều kiện cho dòng chảy tự do hàng hoá, dịch vụ và nguồn lao động.

Các công ty, đặc biệt là các nhà sản xuất, đã tận dụng khuôn khổ này để thúc đẩy đầu tư xuyên biên giới và thiết lập các chuỗi cung ứng trong khu vực.

Theo Nikkei
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
‘Ông lớn’ công nghệ Trung Quốc khó lấy lại hào quang, hoặc không bao giờ

‘Ông lớn’ công nghệ Trung Quốc khó lấy lại hào quang, hoặc không bao giờ

(VNF) - Lĩnh vực công nghệ đã có một năm phi thường khi việc định giá các công ty như Nvidia, Meta và Amazon tăng vọt giúp nâng thị phần của lĩnh vực này trong S&P 500 lên mức 30%, mức cao chưa từng có. Trong bối cảnh bùng nổ này, người ta gần như dễ dàng bỏ qua những thách thức mà những “gã khổng lồ" công nghệ ở những khu vực khác, đặc biệt là ở Trung Quốc, phải đối mặt.

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Quá cứng nhắc, lo dân chuyển qua giao dịch 'ngầm'?

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Quá cứng nhắc, lo dân chuyển qua giao dịch 'ngầm'?

(VNF) - Nhiều chuyên gia chung nhận định, kiến nghị quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt trong mua, bán vàng mang tính khả thi không cao, muốn triển khai cần nghiên cứu kỹ lưỡng.

Vừa thừa nhận vacine Covid-19 có thể gây đông máu, AstraZeneca thu hồi toàn cầu

Vừa thừa nhận vacine Covid-19 có thể gây đông máu, AstraZeneca thu hồi toàn cầu

(VNF) - AstraZeneca đã bắt đầu thu hồi vaccine Covid-19 trên toàn thế giới, động thái diễn ra sau khi hãng thừa nhận tác dụng phụ hiếm gặp gây đông máu của loại vaccine này.

 Xây thêm cầu 12.000 tỷ vượt sông Hồng nối Hà Nội với Hưng Yên

Xây thêm cầu 12.000 tỷ vượt sông Hồng nối Hà Nội với Hưng Yên

(VNF) - Dự án xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường hai đầu cầu đang được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. Tổng vốn đầu tư dự kiến của dự án 11.700 tỷ đồng

Doanh thu kỷ lục vẫn tăng giá vé, đường sắt Trung Quốc bị phản đối kịch liệt

Doanh thu kỷ lục vẫn tăng giá vé, đường sắt Trung Quốc bị phản đối kịch liệt

(VNF) - Doanh thu của Công ty TNHH Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 1.250 tỷ NDT (17,6 tỷ USD) vào năm 2023 nhờ nhu cầu đi lại tăng vọt. Tuy nhiên, quyết định tăng giá vé tới 20% của công ty này mới đây đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ người dân trong nước.

Hoàng Anh Gia Lai có thêm nhiều tiền, Bầu Đức chi tiêu vào đâu?

Hoàng Anh Gia Lai có thêm nhiều tiền, Bầu Đức chi tiêu vào đâu?

Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức lãi 12 quý liên tiếp, đang từng bước tái cơ cấu tài chính, vừa mua lại trước hạn 300 tỷ đồng trái phiếu.

Cơ hội tại ngành hàng gia vị thiết yếu của Tường An

Cơ hội tại ngành hàng gia vị thiết yếu của Tường An

(VNF) - Sau 46 năm thành lập thương hiệu, Tường An cho ra mắt dòng sản phẩm nước mắm và hạt nêm mới trên thị trường quy mô dự đoán sẽ đạt 40,812 tỷ trong năm 2026. Bước đi này được xem là một cơ hội mới cho Tường An tại ngành hàng gia vị thiết yếu.

Xuân Cầu Holdings và CityLand trúng dự án 5.500 tỷ ở Hòa Bình

Xuân Cầu Holdings và CityLand trúng dự án 5.500 tỷ ở Hòa Bình

(VNF) - Xuân Cầu Holdings và CityLand được tỉnh Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị thương mại và nhà ở Sông Bùi tại huyện Lương Sơn, với tổng mức đầu tư khoảng 5.518 tỷ đồng.

BV Land lãi thấp nhất 15 quý: Quý I/2024, lãi vỏn vẹn 1 tỷ

BV Land lãi thấp nhất 15 quý: Quý I/2024, lãi vỏn vẹn 1 tỷ

(VNF) - Công ty Cổ phần BV Land (UPCoM: BVL) đã khởi đầu năm 2024 với kết quả kinh doanh yếu kém, khi doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều ở mức thấp “kỷ lục”.

Cảnh hoang lạnh tại trung tâm mua sắm hơn 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

Cảnh hoang lạnh tại trung tâm mua sắm hơn 10 tỷ đồng ở Đà Nẵng

(VNF) - Được mệnh danh là 'trung tâm mua sắm' nhưng hiện tại, chợ Hòa Phát rơi vào cảnh vắng tiểu thương, ki ốt đóng cửa.