Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Lời "cảnh cáo" trên được đưa ra sau khi hãng tin CNBC ngày 2/5 dẫn nguồn thân cận với tình báo Mỹ cho biết Trung Quốc đã cho lắp đặt các hệ thống tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B và tên lửa đối đối không HQ-9B tại 3 tiền đồn quân sự mà Bắc Kinh xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong vòng 30 ngày qua.
Theo CNBC, các tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B sẽ cho phép Trung Quốc tấn công các tàu mặt nước trong bán kính 295 hải lý quanh khu vực lắp đặt. Trong khi đó, hệ thống phòng không tầm xa HQ-9B có thể tác chiến nhằm vào máy bay, phương tiện không người lái và tên lửa hành trình trong khoảng 160 hải lý. Việc lắp đặt những tên lửa này tại Biển Đông sẽ giúp Trung Quốc tăng cường kiểm soát tại khu vực tranh chấp.
Nếu thông tin trên xác thực, thì đây là lần đầu tiên Trung Quốc triển khai tên lửa trên các khu vực bồi đắp phi pháp thuộc quần đảo Trường Sa.
Ông Greg Poling, một chuyên gia về Biển Đông tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington cho biết việc Trung Quốc triển khai tên lửa tại khu vực Trường Sa là một mối đe dọa thực sự: "Đây sẽ là những tên lửa đầu tiên được triển khai tại Trường Sa - dù nó là tên lửa đất đối không hay chống hạm... Trước đây, Trung Quốc theo dõi tất cả các hoạt động của những nước trên Biển đông. Giờ đây thì các nước lại phải đi lại trong tầm tên lửa của Trung Quốc".
Trong cuộc họp báo ngày 3/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh không phủ nhận và cũng không xác nhận việc triển khai này.
Cho đến nay, Mỹ luôn chỉ trích Trung Quốc có các hoạt động tôn tạo, xây dựng trái phép tại các vùng biển tranh chấp.
Hồi cuối năm 2017, các bức ảnh vệ tinh của Tổ chức sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (CSIS) ở Mỹ cho thấy Trung Quốc đã hoàn thành xây dựng trạm ra đa tần số cao tại khu vực Đá Chữ Thập và các hầm chứa đạn dược tại Đá Subi.
Trước đó, tháng 9/2017, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã lên lịch trình cho các cuộc tuần tra hải quân bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông, nhằm tăng cường sự hiện diện thường xuyên của Mỹ tại vùng biển này.
Đây là lần đầu tiên quân đội Mỹ xây dựng lịch trình tuần tra hải quân cụ thể trên Biển Đông, đánh dấu bước ngoặt đáng kể so với các hoạt động trên Biển Đông dưới thời chính quyền Tổng thống Barack Obama.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Dana White khẳng định: "Trung Quốc cần phải hiểu rằng họ cũng được hưởng lợi từ tự do hàng hải, và Hải quân Mỹ sẽ đảm bảo điều đó. Chúng tôi sẽ tiếp tục các hoạt động tuần tra".
Trong bài viết hôm 21/1, tờ Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc lại ngang ngược cáo buộc Mỹ chính là bên đang quân sự hóa Biển Đông. Tờ này chỉ trích những cuộc tuần tra mới đây của tàu chiến Mỹ trên Biển Đông là hành động "cố ý gây sự" và "vô trách nhiệm", đi ngược lại "bối cảnh hòa bình và hợp tác" tại khu vực.
Dưới thời Tổng thống Donald Trump, hải quân Mỹ đã nhiều lần tổ chức các hoạt động tự do hàng hải trên Biển Đông, gửi đi thông điệp mạnh mẽ phản đối các tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc, ủng hộ tự do hàng hải và tuân thủ luật pháp quốc tế.
>> Không phải khu phi quân sự, ông Kim Jong-un có thể gặp ông Trump tại Singapore
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.