Nguyên chủ tịch Eximbank Lê Minh Quốc: 'Bầu tân Chủ tịch HĐQT trái điều lệ của Eximbank'

Anh Hùng - 25/03/2019 17:46 (GMT+7)

(VNF) - Chủ tịch vừa bị bãi nhiệm của Eximbank, ông Lê Minh Quốc vừa lên tiếng về sự việc vừa xảy ra tại Ngân hàng này, cho rằng việc bầu Chủ tịch mới là trái điều lệ, gây bất ổn.

VNF
Nhiều ý kiến cho rằng, Eximbank sẽ có những biến động mới bắt đầu từ vấn đề nhân sự.

Trong văn bản gửi tới các cơ quan báo chí, ông Lê Minh Quốc, người được bổ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TPCM Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, EIB) từ ngày 16/12/2015 và là Thành viên HĐQT độc lập (không nắm giữ cổ phiếu EIB), cho biết: "Phiên họp ngày 22/3/2019 của nhóm thành viên HĐQT Eximbank không có giá trị pháp lý, những nghị quyết của nhóm thành viên HĐQT Eximbank ban hành tại phiên họp này không có hiệu lực pháp lý". 

Đây là phiên họp đã bầu ra bà Lương Thị Cẩm Tú, nguyên CEO Ngân hàng Nam Á Bank và đương nhiệm Thành viên HĐQT Eximbank nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT và đã ra Nghị quyết 112/2019/EIB/NQ-HĐQT về việc bổ nhiệm Bà Cẩm Tú – giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank nhiệm kỳ VI (2015 – 2020) thay cho ông Lê Minh Quốc.

Cựu chủ tịch cho hay trong hơn ba năm qua (từ năm 2016 đến nay) mặc dù có những khó khăn, nhưng Eximbank vẫn hoạt động đạt được kết quả và tăng trưởng nhất định. Đặc biệt, trong công tác quản trị Ngân hàng, HĐQT Eximbank luôn chủ trương tuân thủ các quy định của pháp luật và tuân thủ Điều lệ Eximbank nên đã giữ được sự ổn định và phát triển qua rất nhiều biến cố.

Tuy nhiên, từ năm 2015 trên thị trường đã xuất hiện tin đồn rằng Eximbank sẽ sáp nhập với Ngân hàng Nam Á và giữa các nhóm cổ đông của Eximbank có sự mâu thuẫn. Cho đến tháng 4 năm 2018, khi bà Lương Thị Cẩm Tú (nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Nam Á) trở thành thành viên HĐQT Eximbank thì công tác điều hành hoạt động của Hội đồng quản trị gặp nhiều trở ngại do một nhóm thành viên Hội đồng quản trị luôn gây khó khăn cho ông Quốc trong công tác điều hành; ví dụ như khi Chủ tịch HĐQT phân công công tác thì nhóm này luôn nêu ra những ý kiến bất đồng, tạo nên những tình huống bất ổn trong Hội đồng quản trị Eximbank.

Ngày 22/3/2019 vừa qua, một nhóm thành viên HĐQT họp và đưa ra quyết định miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT của ông để bầu bà Tú làm Chủ tịch HĐQT. Đây không phải là lần đầu tiên nhóm thành viên HĐQT nêu trên hành động như vậy, bởi vì vào ngày 11/03/2019, tôi đã có đơn xin cứu xét, phản ánh tình hình bất ổn trong thành viên HĐQT Eximbank và các sai phạm của nhóm thành viên HĐQT nêu trên gửi Ngân hàng Nhà nước xin can thiệp “khẩn cấp và triệt để nhằm bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật, giúp ổn định hoạt động của Eximbank nói riêng và đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia nói chung.

Ngày 19/3/2019, ông nhận được email từ Văn phòng Hội đồng quản trị gửi tài liệu kèm Thư triệu tập phiên họp HĐQT ngày 22/3/2019 (Thư triệu tập đề ngày 15/3/2019 và do 5 thành viên HĐQT ký tên). Cũng trong ngày này, ông đã nhận được văn bản của Chánh Thanh tra, Giám sát ngân hàng đã yêu cầu Chủ tịch HĐQT, HĐQT Eximbank gửi toàn bộ hồ sơ tài liệu (liên quan đến nội dung của Đơn cứu xét của tôi) về Cơ quan Thanh tra, Giám sát ngân hàng để được xem xét và giải quyết.

"Do vậy, ngày 20/3/2019, tôi đã có văn bản yêu cầu không thực hiện cuộc họp HĐQT vào ngày 22/3/2019 do nhóm 05 thành viên HĐQT triệu tập. Nhưng ngày 22/3/2019, nhóm 5 thành viên HĐQT vẫn tổ chức cuộc họp để bầu bà Lương Thị Cẩm Tú thay thế tôi làm Chủ tịch HĐQT Eximbank. Hành động này là trái với điều lệ Eximbank, đã gây bất ổn trong HĐQT Eximbank và gây băn khoăn lo ngại cho các cổ đông, khách hàng và tạo sự hoang mang cho hơn 6.000 người lao động tại Eximbank", ông Quốc thông tin.

Cựu chủ tịch Eximbank cũng tiết lộ nội dung bất ngờ là cổ đông lớn SMBC (cổ đông Nhật Bản nắm giữ 15% cổ phần EIB và có 2 đại diện là TV HĐQT-NV) đã có 1 trong 2 thành viên đột nhiên xin từ chức, kéo theo sự biến động trong các phiên họp mà không có đầy đủ thành viên dẫn đến một số ủy quyền, và điều này vô hình chung tạo ra cơ hội cho việc tổ chức các phiên họp trái phép và sai thủ tục như trong thời gian vừa qua.

Điều này gây bất ngờ là bởi SMBC là cổ đông đối tác chiến lược của Eximbank trong nhiều năm và đã rất nỗ lực để đồng hành cùng ngân hàng này kể cả những giai đoạn khó khăn nhất. Thành viên HĐQT từ SMBC được cho là từ chức, cũng là chính là người đảm nhận vị trí điều hành dự án "New Eximbank" - dự án cũng kỳ vọng cải tổ, tái cơ cấu ngân hàng này giai đoạn mới.

Như VietnamFinance đã đề cập, 

HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa ban hành Nghị quyết về việc bãi nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Lê Minh Quốc.

Theo đó, ông Lê Minh Quốc thôi làm Chủ tịch HĐQT Eximbank từ ngày 22/3/2019. Ông Lê Minh Quốc có trách nhiệm bàn giao đầy đủ công việc, tài liệu và các vấn đề có liên quan của HĐQT cho Chủ tịch HĐQT mới. Việc bàn giao phải được hoàn tất trong vòng 5 ngày kể từ ngày nghị quyết có hiệu lực.

Chủ tịch HĐQT mới của Eximbank được thống nhất bầu là bà Lương Thị Cẩm Tú.

Bà Lương Thị Cẩm Tú sinh năm 1980 tại Khánh Hòa, từng là một trong những lãnh đạo ngân hàng trẻ tuổi nhất hệ thống khi đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank).

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng: Không giới hạn năng lượng tái tạo thay thế các nguồn năng lượng khác

Phó Thủ tướng: Không giới hạn năng lượng tái tạo thay thế các nguồn năng lượng khác

(VNF) - Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về nội dung dự thảo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).

Loạt doanh nhân ở Quảng Nam bị tạm hoãn xuất cảnh ra nước ngoài

Loạt doanh nhân ở Quảng Nam bị tạm hoãn xuất cảnh ra nước ngoài

(VNF) - Cục thuế tỉnh Quảng Nam đã có thông báo gửi đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an về việc tạm hoãn xuất nhập cảnh đối với loạt doanh nhân.

'Gã khổng lồ' Alibaba: Doanh thu vượt trội, lợi nhuận vẫn giảm gần 90%

'Gã khổng lồ' Alibaba: Doanh thu vượt trội, lợi nhuận vẫn giảm gần 90%

(VNF) - Alibaba mới đây đã công bố doanh thu vượt trội trong quý I/2024, nhưng lợi nhuận ròng của gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc lại sụt giảm.

Phát hành thêm 900 tỷ đồng, Khu đô thị mới Trung Minh tăng dư nợ trái phiếu lên 2.800 tỷ đồng

Phát hành thêm 900 tỷ đồng, Khu đô thị mới Trung Minh tăng dư nợ trái phiếu lên 2.800 tỷ đồng

(VNF) - Công ty Khu đô thị mới Trung Minh mới phát hành thành công 900 tỷ đồng trái phiếu. Được biết, tại 31/12/2023, vốn chủ sở hữu của công ty này chỉ hơn 156 tỷ đồng, trong khi nợ phải trả gấp 27,5 lần vốn chủ sở hữu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường quản lý thuốc lá điện tử

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường quản lý thuốc lá điện tử

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 13/5/2024 về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Quảng Ninh: Rà soát loạt dự án cây xanh theo yêu cầu của Bộ Công an

Quảng Ninh: Rà soát loạt dự án cây xanh theo yêu cầu của Bộ Công an

(VNF) - Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an đã yêu cầu Quảng Ninh rà soát, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến các dự án trồng, chăm sóc cây xanh/chỉnh trang đô thị từ 2019 - 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Dân thiếu nhà ở, hàng nghìn căn hộ tái định cư bỏ hoang

Dân thiếu nhà ở, hàng nghìn căn hộ tái định cư bỏ hoang

(VNF) - Hàng ngàn căn hộ tái định cư thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn TP. HCM lại bỏ hoang và đang nợ phí quản lý hàng chục tỷ đồng trong khi nhiều người dân chưa có nhà để ở.

Quỹ bình ổn xăng dầu: ‘Người tiêu dùng góp tiền nhưng không được giám sát’

Quỹ bình ổn xăng dầu: ‘Người tiêu dùng góp tiền nhưng không được giám sát’

(VNF) - Ông Đỗ Huy Trung, đại diện Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, về bản chất Quỹ bình ổn xăng dầu là tiền của người tiêu dùng góp vào. Tuy nhiên, hiện nay không có cơ chế tham gia giám sát của người tiêu dùng để bảo đảm sử dụng đúng và hiệu quả Quỹ này.

Tại sao Kinh doanh và đầu tư Bình Dương bị phạt 550 triệu đồng?

Tại sao Kinh doanh và đầu tư Bình Dương bị phạt 550 triệu đồng?

(VNF) - Công ty cổ phần Kinh doanh và đầu tư Bình Dương vừa bị xử phạt vi phạm hành chính 550 triệu đồng do nhận chuyển nhượng bán nhà ở hình thành trong tương lai mà không có hợp đồng với ngân hàng thương mại đủ năng lực…

Vàng thế giới đang rẻ, Việt Nam làm sao liên thông với giá vàng quốc tế?

Vàng thế giới đang rẻ, Việt Nam làm sao liên thông với giá vàng quốc tế?

(VNF) - Theo VDSC, giá vàng vẫn đang ở vùng rẻ và rất có khả năng sẽ sớm đạt mốc 3.000 USD/ounce. Sức nóng từ thị trường vàng đang đề ra nhiều thách thức với nhà điều hành, trong đó có vấn đề phải làm sao để giá vàng SJC liên thông với giá vàng thế giới.