'Nửa năm buồn' của các tổng công ty điện lực

Thanh Long - 11/09/2019 14:27 (GMT+7)

(VNF) - Các tổng công ty điện lực ghi nhận mức lợi nhuận "rất đáng buồn" trong nửa đầu năm 2019, bất chấp doanh thu vẫn tăng hai con số.

VNF
'Nửa năm buồn' của các tổng công ty điện lực

Nửa đầu năm 2019 là quãng thời gian đáng buồn của các tổng công ty điện lực, khi lợi nhuận của cả 3 "ông lớn" gồm Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVN NPC), Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVN CPC) và Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) đều trong tình trạng âm nặng.

Trong số 3 "ông lớn" trên, thua lỗ ít nhất thuộc về EVN CPC. Nửa đầu năm 2019, tổng công ty này ghi nhận mức lỗ sau thuế 99,8 tỷ đồng, giảm so với mức lỗ 260 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Sở dĩ EVN CPC thua lỗ gần trăm tỷ trong nửa đầu năm bất chấp doanh thu thuần vẫn tăng 20% lên 18.302 tỷ đồng, là do giá vốn cũng như các chi phí ở mức cao, bào mòn toàn bộ doanh thu.

Cụ thể, trong kỳ, giá vốn của EVN CPC tăng tương đương doanh thu thuần (20%), lên 17.443 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí tài chính ở mức 390 tỷ đồng (tăng 8,9%), chi phí bán hàng ở mức 257 tỷ đồng (giảm 12%), chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 448 tỷ đồng (tăng 15%).

Ghi nhận mức lỗ cao hơn nhiều EVN CPC là trường hợp của EVN SPC. Mức lỗ sau thuế nửa đầu năm nay của tổng công ty này lên đến 602 tỷ đồng, khác xa mức lãi 131 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Tương tự "người anh em miền Trung", doanh thu thuần nửa đầu năm của EVN SPC cũng tăng khá (15%), lên 62.579 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn trong kỳ tăng mạnh hơn (17%) khiến lợi nhuận gộp chỉ còn 1.451 tỷ đồng, giảm tới 33% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù bù lại, EVN SPC ghi nhận tới 634 tỷ đồng doanh thu tài chính, tăng gấp 3,2 lần nhưng song song, tổng công ty này cũng ghi nhận tới 724 tỷ đồng chi phí tài chính, tăng gấp 3,5 lần. Bên cạnh đó, còn có 923 tỷ đồng chi phí bán hàng (tăng 8,7%) và 1.164 tỷ đồng chi phí quản lý doanh nghiệp (tăng 0,8%).

Những chi phí này đã bào mòn toàn bộ lợi nhuận gộp và doanh thu tài chính của EVN SPC, khiến doanh nghiệp này phải ghi nhận mức lỗ, như đã đề cập, là hơn 600 tỷ đồng.

Tuy nhiên, mức lỗ lớn nhất thuộc về EVN NPC. Doanh nghiệp này lỗ sau thuế 1.140 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2019 (cùng kỳ năm ngoái lỗ 111 tỷ đồng).

Doanh thu vẫn là điểm sáng khi tăng 14% lên 56.949 tỷ đồng. Dù vậy, giá vốn tăng 16% đã khiến lợi nhuận gộp nửa đầu năm của EVN NPC giảm 30% xuống còn 1.954 tỷ đồng.

Trong khi đó, tổng công ty này ghi nhận tới 1.111 tỷ đồng chi phí tài chính (tăng 12%); cùng với đó là 1.039 tỷ đồng chi phí bán hàng (tăng 3%) và 1.068 tỷ đồng chi phí quản lý doanh nghiệp (tăng 6,4%). Nghĩa là tổng chi phí lên đến trên 3.000 tỷ đồng, cao hơn nhiều lợi nhuận gộp, gây ra mức lỗ hơn nghìn tỷ cho EVN NPC.

Trong số 3 tổng công ty điện lực, "đại diện miền Bắc" có tổng tài sản lớn nhất với trên 72.000 tỷ đồng tính đến hết ngày 30/6/2019, kế đến là "đại diện miền Nam" với tổng tài sản 42.000 tỷ đồng. "Đại diện miền Trung" đứng cuối với trên 30.000 tỷ đồng.

Phần lớn tài sản của các "ông lớn" điện lực này được hình thành từ nợ phải trả, như EVN NPC là trên 52.400 tỷ đồng (trong đó trên 35.400 tỷ đồng là nợ vay); EVN SPC là trên 26.300 tỷ đồng (trong đó trên 11.100 tỷ đồng là nợ vay); EVN CPC là trên 20.200 tỷ đồng (trong đó trên 13.500 tỷ đồng là nợ vay).

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn và loạt đồng phạm

Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn và loạt đồng phạm

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. HCM đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố bị can Nguyễn Tín Trung (68 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn - Resco) và 7 đồng phạm về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Ukraine bên bờ vực vỡ nợ, trái chủ gợi ý dùng tài sản của Nga

Ukraine bên bờ vực vỡ nợ, trái chủ gợi ý dùng tài sản của Nga

(VNF) - Các trái chủ nước ngoài đã tạm dừng thanh toán nợ của Ukraine vào năm 2022, nhưng sự kiên nhẫn của họ được cho là đã cạn kiệt. Theo tờ Wall Street Journal, một số chủ sở hữu trái phiếu cho rằng Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có thể sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga để trả nợ cho Ukraine.

Quý I, Ricons lãi 14 tỷ, quỹ tiền suy giảm, phải thu gia tăng

Quý I, Ricons lãi 14 tỷ, quỹ tiền suy giảm, phải thu gia tăng

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons ghi nhận kết quả kinh doanh có phần kém tích cực trong quý I/2024 với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đều suy giảm so với cùng kỳ năm trước.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

(VNF) - Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Toàn Cầu sẽ là chủ đầu tư thực hiện Cụm công nghiệp Thái Tân tại Hải Dương.

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

(VNF) - Theo giới chuyên gia, việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng chỉ giúp hạ nhiệt giá vàng trong ngắn hạn. Trong khi đó, việc này sẽ tác động đến tỷ giá. Ngay cả việc nhập khẩu và đấu thầu tăng cung vàng cũng chỉ là tình thế và sẽ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối. Thị trường cần giải pháp căn cơ không chỉ cho vàng mà cho sự ổn định chính sách tiền tệ.

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

(VNF) - Ngày 4/5/2024 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty mẹ PVN – Giai đoạn 1.

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

(VNF) - Hiện nay nhiều doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức PPP đang vay nợ dài hạn với số dư nợ lớn dẫn đến nhiều thông tin suy diễn sai bản chất khi cho rằng các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, nợ vượt tài sản, khả năng trả nợ yếu, nguy cơ phá sản cao….

ABBANK hỗ trợ gói tín dụng với lãi suất đặc biệt cho các doanh nghiệp SME

ABBANK hỗ trợ gói tín dụng với lãi suất đặc biệt cho các doanh nghiệp SME

(VNF) - Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai chương trình gói tín dụng “Kết nối nhu cầu – Mở rộng giải pháp” với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5%/năm và tổng hạn mức của các gói vay lên tới 5.000 tỷ đồng.

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

(VNF) - Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.