‘Nước mắt’ hàng không và cơ chế gì từ Chính phủ?

Đinh Tịnh - 12/03/2020 10:48 (GMT+7)

(VNF) - Covid – 19 đang tàn phá ngành hàng không, du lịch và nền kinh tế tại nhiều quốc gia trên thế giới. Riêng tại Việt Nam, dự báo các hãng hàng không sẽ thiệt hại 25.000 tỷ đồng doanh thu trong năm nay. Không chỉ các hãng hàng không non trẻ, những hàng hàng không giàu tiềm lực cũng “nhỏ lệ”.

VNF
Covid – 19 đang tàn phá ngành hàng không

Hàng không Việt dính “cú đấm bồi” từ Covid - 19

Theo tìm hiểu của VietnamFinance, con số mà Cục hàng không ước tính mức thiệt hại 25.000 tỷ đồng chỉ mang tính ước lệ trong thời điểm cách đây 2 tuần (khi mà Việt Nam sắp công bố hết dịch). Tại thời điểm đó, số lượng lớn tàu bay của các hãng hàng không đã phải ngừng hoạt động khá nhiều, thiệt hại hàng chục triệu đô la mỗi tháng.

Nhưng đến thời điểm này, những diễn biến mới, bất lợi của dịch Covid -19 tiếp tục khiến hàng không quốc tế và Việt Nam gánh chịu những tổn thất lớn. Chúng ta đã phải đóng cửa với thị trường Trung Quốc, Nhật, Hàn (những thị trường chiến lược tại Châu Á) và mới đây nhất là Châu Âu và tương lai rất có thể nhiều thị trường khác bị đóng cửa.

Ngay cả Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (IATA) vừa nâng mức thiệt hại hàng không toàn cầu lên hơn 110 tỷ USD, so với con số thiệt hại 29 tỷ USD mà tổ chức này đưa ra cách đây không lâu.

Điều đó cho thấy, những khó khăn, thiệt hại của ngành hàng không đã đẩy kinh tế toàn cầu suy thoái nhanh hơn. Bởi hàng không là con đường rộng nhất, nhanh nhất rút ngắn khoảng cách của mỗi quốc gia với thế giới.

Số liệu tính toán trên thế giới còn cho thấy, hàng không tăng trưởng 2 – 2,5% sẽ góp phần kích thích tăng trưởng 1% GDP. Đây là bệ phóng của ngành du lịch, thu hút đầu tư, giao thương, quan hệ quốc tế….

Ở Việt Nam, ngành hàng không cũng đóng góp rất quan trọng trong việc bùng nổ du lịch, giúp đạt doanh thu hơn 30 tỷ USD trong năm 2019. Ngành hàng không Việt Nam vận chuyển 116 triệu lượt khách trong năm qua.

Các doanh nghiệp hàng không trực tiếp tạo ra doanh thu khoảng 180.000 tỷ đồng và nộp ngân sách trên 20.000 tỷ đồng trong năm 2019… Nhưng năm nay, trước những “cú đấm bồi” liên tiếp từ Covid – 19, hàng không Việt gần như bị đóng băng.

Chính phủ hỗ trợ gì cho hàng không?

Cuối tuần qua, Thủ tướng đã ký ban hành chỉ thị số 11 cấp bách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hàng không (là lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng).

Trong chỉ thị số 11 nêu rõ, “hàng không và du lịch là 1 trong 7 nhiệm vụ, giải pháp lớn Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn. Giải cứu hàng không cũng là nhiệm vụ trong giải cứu nền kinh tế đất nước.

Cũng chính vì vai trò quan trọng của ngành hàng không nên nhiều quốc gia, trong đó có Thái Lan coi hàng không là một trong những công cụ chính để điều chỉnh ngành du lịch và kinh tế quốc gia.

Chính phủ Thái Lan đã ngay lập tức giảm 96% thuế môi trường đối với nhiên liệu trong 7 tháng (từ 6/2/2020 đến 30/9/2020) cho các đường bay nội địa. Chính phủ nước này cũng đang xét duyệt giảm 20% - 50% phí bay qua bầu trời; giảm 50% phí cất hạ cánh, sân đỗ; giảm 30% phí sân bay cho khách hàng không nước này.

Tại Singapore, Chính phủ đã đưa ra gói hỗ trợ lên đến 4 tỷ USD trong đó bao gồm miễn giảm thuế TNDN (25% trên tổng số thuế phải đóng), đồng thời giảm chi phí cất cánh, hạ cánh, chi phí phục vụ mặt đất tại sân bay Changi. Tại Trung Quốc, các hãng hàng không đã được Chính phủ hỗ trợ bằng tiền với mức cụ thể đối với mỗi ghế bay của từng chặng…

Ngay sau khi có chỉ thị 11 của Thủ tướng Chính phủ, ghi nhận của VietnamFinance theo phản ánh của các hãng hàng không là khá kịp thời. Ví dụ như tháng trước, Cục Hàng không đã đề xuất giảm các loại phí, giảm thuế cho các hãng hàng không…

Cụ thể, miễn thuế nhập khẩu và thuế môi trường đối với nhiên liệu bay; Giảm 70% giá đối với các khoản phí cất, hạ cánh, phí phục vụ hàng không, phí điều hành bay tại các cảng hàng không. Tạm hoãn nộp các loại thuế (thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp, bảo vệ môi trường…) đến hết năm 2020; ban hành gói vay với lãi suất ưu đãi cho các hãng hàng không…

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (đơn vị đang quản lý, khai thác kinh doanh 21/22 cảng hàng không ở Việt Nam) cũng được yêu cầu rà soát, chủ động hỗ trợ, cho các hãng kéo dài thời gian thanh toán hàng hóa, dịch vụ; áp dụng mức giá thấp nhất trong khung giá, khung phí cho thuê quầy làm thủ tục, thuê mặt ở nhà ga…

Đặc biệt, để giảm chi phí đi lại cho hành khách, người dân, kích cầu hàng không, du lịch, giải pháp miễn khoản phí phục vụ và phí an toàn hàng không cho hành khách (hãng hàng không thu hộ cho các cảng hàng không) cũng đã được đề xuất và nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia kinh tế.

Nếu Nhà nước cho phép miễn phí phục vụ thì vé máy bay có thể giảm được cho hành khách khoảng 10.000 tỷ đồng/năm. Hoặc nếu được miễn giảm thuế bảo vệ môi trường, hãng hàng không sẽ tiết kiệm được khoản chi hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm. Đây là những khoản hỗ trợ rất hữu ích cho các hãng hàng không.

Tuy nhiên, có một thực tế rằng: Dù các biện pháp đã có, nhưng công tác hỗ trợ doanh nghiệp hàng không còn chậm. Dù phải gồng mình chịu thiệt hại đã 2 tháng qua và tiếp tục chịu trận vì dịch Covid – 19 đang lan rộng, nhưng đến nay, chưa hãng hàng không nào nhận được sự hỗ trợ trong các giải pháp nói trên. Vì thế, để chỉ thị 11 của Thủ tướng Chính phủ đi vào cuộc sống, cần sự hỗ trợ nhiều hơn nữa từ phía các bộ ngành, các đơn vị liên quan, tránh để tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.

Thông tin về mức giá, khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam (theo thông từ 53/2019 của Bộ GT – VT)

A. 5 dịch vụ hàng không do Nhà nước quy định mức giá:

1. Dịch vụ điều hành bay đi, đến: Quốc tế từ 80 USD đến 425 USD/lượt hạ cánh hoặc cất cánh. Quốc nội 586.500 đến 9.568.000 đồng/lượt cất hoặc hạ cánh

2. Dịch vụ điều hành bay qua vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý 54 đến 520 USD/chuyến
3. Dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay: Quốc tế 94 đến 1295 USD/lần. Quốc nội: 765.000 đến 11.600.000 đồng/lần
4. Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không: Quốc tế 2 USD/khách. Quốc nội: 18.100 đồng/khách
5. Dịch vụ phục vụ hành khách: Quốc tế 16 đến 25 USD/khách. Quốc nội: 72.000 – 91.000 đồng/khách

B. Dịch vụ Nhà nước quy định khung giá:

1. Cho thuê quầy làm thủ tục: Quốc tế 2.240 – 3.200 USD/tháng. Quốc nội: 27.000.000 – 38.000.000 đồng/quầy/tháng
2. Tra nạp xăng dầu: 275.000 - 550.000 đồng/tấn; 785.000 -1.570 đồng/tấn
3. Giá cho thuê mặt bằng làm văn phòng đai diện hãng hàng không tại nhà ga: Ga Quốc tế: 32-45 USD/m2/tháng. Quốc nội: 450.000 – 650.000 đồng/m2/tháng
4. Giá cho thuê mặt bằng đặt máy check in tự động hành khách: 2.200.000 – 3.300.000 đồng/máy/tháng….

C. Một số loại thuế, phí:

Thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay: 3.000 đồng/lít
Thuế thu nhập doanh nghiệp: 20%
Thuế VAT: 10%

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking

(VNF) - Phương thức tạo mã xác thực giao dịch Smart OTP là giải pháp bảo mật hữu hiệu nhất giúp khách hàng doanh nghiệp thực hiện các giao dịch trực tuyến an toàn và thuận tiện hơn.

BAC A BANK phát hành trái phiếu ra công chúng lần 2 - đợt 1

BAC A BANK phát hành trái phiếu ra công chúng lần 2 - đợt 1

(VNF) - Từ ngày 27/5/2024 đến 9h ngày 17/6/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) cho biết chính thức chào bán 20 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng lần 2 - đợt 1.

Sun Group và cuộc ‘lột xác’ của du lịch xứ Thanh

Sun Group và cuộc ‘lột xác’ của du lịch xứ Thanh

(VNF) - Cùng với sự đồng hành của nhà đầu tư chiến lược Sun Group, “thủ phủ du lịch miền Bắc” – Sầm Sơn sẽ là nơi hút trọn khách du lịch vui chơi suốt ngày đêm.

Sunshine Sky City cất nóc toà S4

Sunshine Sky City cất nóc toà S4

(VNF) - Ngày 11/5/2024, Sunshine Group và tổng thầu xây dựng SCG đã tổ chức thành công lễ cất nóc toà S4 dự án Sunshine Sky City. Cùng với kế hoạch chuẩn bị cất nóc 2 toà tiếp theo (S2 - tháng 6 và S3 - tháng 7), đây là những cột mốc thực tế ghi nhận thành quả tiến độ đã trở thành “điểm sáng thi công” của dự án tại TP. HCM trong suốt thời gian qua.

Ngân hàng nợ xấu trên 3% không được tăng vốn cho công ty con

Ngân hàng nợ xấu trên 3% không được tăng vốn cho công ty con

(VNF) - Nhằm đảm bảo an toàn cho tổ chức tín dụng (TCTD), tránh trường hợp TCTD tăng vốn khi công ty con, công ty liên kết đang hoạt động kém hiệu quả, cơ quan quản lý yêu cầu TCTD phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ dưới 3%.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả

(VNF) - Trước ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Y tế, đã nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả của vụ án.

‘Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng lãi hơn 1.600 tỷ, chia cổ tức tiền mặt vào năm 2025’

‘Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng lãi hơn 1.600 tỷ, chia cổ tức tiền mặt vào năm 2025’

(VNF) - Chủ tịch Đỗ Quang Vinh nhấn mạnh việc SHS tăng vốn là để thực hiện mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính đầu tư vào năm 2030. Sau tăng vốn, SHS kỳ vọng đạt lợi nhuận khoảng 1.600 - 1.800 tỷ đồng vào năm 2025, đồng thời chia cổ tức bằng tiền mặt.

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

(VNF) - Ngày 15/5/2024, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã chính thức ra mắt phiên bản OCB OMNI thế hệ mới. Dự án này đã đi vào hoạt động chỉ sau 6 tháng triển khai trong khi tiêu chuẩn ngành để phát triển và chuyển đổi sang nền tảng đa kênh đến hợp kênh toàn diện thường mất khoảng 18 tháng.

'Giải cứu' nợ xấu, đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết 2024

'Giải cứu' nợ xấu, đề xuất gia hạn Thông tư 02 đến hết 2024

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất gia hạn thời gian cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN thêm 6 tháng, đến hết năm 2024.

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo: Cần thận trọng khi mua bán vàng

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo: Cần thận trọng khi mua bán vàng

(VNF) - Trước tình hình biến động giá vàng của thị trường vàng quốc tế và động thái điều hành, kiểm soát thị trường vàng trong thời gian tới, người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro.